Thế hệ Millennials, Baby Boomers thận trọng hơn đối với công nghệ
Nghiên cứu của Kaspersky cho thấy thái độ đối với bảo mật internet cư dân vùng Đông Nam Á.
Tại khu vực Đông Nam Á (ĐNA), những người thuộc thế hệ X và thế hệ Z ít lo sợ về các công nghệ như công nghệ sinh trắc học, thiết bị thông minh, thiết bị rô bốt và công nghệ deepfakes, trong khi các thế hệ Millennials và Boomers lại nâng cao cảnh giác hơn. Đây là một số phát hiện quan trọng trong nghiên cứu của Kaspersky “Nghiên cứu về vị trí của chúng ta trong nền kinh tế danh tiếng kỹ thuật số”.
Trong nghiên cứu được thực hiện vào tháng 11 năm 2020 vừa qua, 831 người dùng mạng xã hội ở ĐNA được hỏi về mức độ sợ hãi của họ đối với các xu hướng công nghệ hiện tại. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy hơn một nửa (62%) trong số những người tham gia khảo sát cảm thấy sợ công nghệ deepfake. Tỷ lệ này cao nhất trong nhóm Baby Boomers (74%) và thấp nhất ở nhóm Gen X (58%).
Deepfakes là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra hình ảnh, âm thanh hoặc bản ghi âm giọng nói giống như của một người khác. Thái độ của những người được hỏi đối với công nghệ này không phải là không có cơ sở vì các video deepfake đã được sử dụng cho các mục đích chính trị, cũng như để trả thù cá nhân. Công nghệ này còn được sử dụng rộng rãi trong các vụ tống tiền và lừa đảo lớn.
Ví dụ, Giám đốc điều hành một công ty năng lượng của Anh bị lừa 243.000 USD khi kẻ gian dùng giọng nói Deepfake của người đứng đầu công ty mẹ yêu cầu ông này chuyển tiền khẩn cấp. Giọng nói giả giống thật đến mức vị giám đốc này đã không nghĩ tới việc kiểm tra lại; tiền được đến tài khoản ngân hàng của bên thứ ba thay vì tài khoản của trụ sở chính. Vị giám đốc điều hành chỉ bắt đầu nghi ngờ khi 'sếp' của ông ta yêu cầu chuyển thêm một khoản tiền khác. Ông ta cảm thấy lo lắng - nhưng đã quá muộn để lấy lại số tiền đã chuyển.
Ở ĐNA, những người tham gia khảo sát vẫn tỏ ra đề phòng, mặc dù ở một mức độ thấp hơn, đối với các công nghệ sinh trắc học như công nghệ sử dụng vân tay, máy quét mống mắt và nhận dạng khuôn mặt (32%), thiết bị thông minh (27%) và các công cụ robot như robot hút bụi (15%).
Người sử dụng mạng xã hội trong khu vực có lý do chính đáng để lo sợ về các công nghệ đang phát triển, vì nghiên cứu cũng chỉ ra những trải nghiệm tiêu cực của họ trên mạng.
Sự cố phổ biến nhất mà hơn 30% người tham gia phỏng vấn từng gặp phải là bị chiếm đoạt tài khoản, trong đó tài khoản mạng xã hội của họ bị người khác trái phép chiếm quyền truy nhập. Hơn một phần tư (29%) người tham gia phỏng vấn từng bị tiết lộ thông tin bí mật.
28% người tham gia khảo sát chia sẻ rằng thiết bị của họ bị cố tình xâm nhập, 24% nói thông tin cá nhân của họ hoặc bị đánh cắp hoặc sử dụng mà không được họ đồng ý hoặc bị công khai trên mạng (23%).
Những sự cố này gây ra các hậu quả đối với nạn nhân như phải nhận thư rác và quảng cáo (43%), cảm giác căng thẳng (29%), cảm thấy bối rối hoặc bị xúc phạm (17%), thiệt hại về danh tiếng (15%) và tổn thất tiền bạc (14%).
Chris Connell, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Kaspersky, nhận định: “Khảo sát của chúng tôi cho thấy các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trên mạng nhưng lại gây ra hậu quả trong đời thực. Công nghệ luôn phát triển để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, tuy nhiên, vẫn phải rất thận trọng khi sử dụng công nghệ.”
Tuy nhiên, nghiên cứu này còn cho thấy vẫn có gần 20% người dùng trong khu vực ĐNA tin rằng họ không cần phần mềm bảo mật internet để bảo vệ cuộc sống trực tuyến của mình. Suy nghĩ này phổ biến nhất trong thế hệ Gen Z (17%), tiếp theo là thế hệ Millennials (16%). 15% người tham gia phỏng vấn thuộc thế hệ Gen X và Baby Boomers cũng cho rằng những giải pháp này là không cần thiết.
Ông Connell cho biết thêm: “Điều này rất đáng lo ngại. Là con người, chúng ta thường xuyên mắc lỗi; nên các giải pháp này có thể trở thành tấm lưới an toàn bảo vệ chúng ta. Mặc dù không có một giải pháp hoàn hảo nào cho bảo mật mạng, nhưng đảm bảo các biện pháp phòng thủ cơ bản vẫn là một biện pháp quan trọng. Các chủ doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này vì cơ sở hạ tầng CNTT an toàn của doanh nghiệp đang được truy cập ngày càng nhiều từ các mạng kém an toàn hơn tại nhà riêng của người lao động.”
Trong một thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 đã tạo ra một cuộc cách mạng làm việc từ xa, kéo theo những thách thức không gian mạng mới cho các nhóm CNTT. Dưới đây là một số lời khuyên của Kaspersky để bảo an toàn mạng cho người làm việc từ nhà.
Tập huấn nâng cao nhận thức về không gian mạng cho nhân viên
Đào tạo là yếu tố rất quan trọng để giúp nâng cao hiểu biết về mạng cho đội ngũ nhân viên. Hãy lập chương trình học tập, kết hợp giữa các hình thức học trực tuyến, lớp học (thế giới ảo hoặc thực tế) và tư vấn thường xuyên qua email. Kiểm tra khả năng phát hiện ra một cuộc tấn công lừa đảo của nhân viên bằng cách gửi email lừa đảo mô phỏng.
Để khởi đầu, hãy tham gia Khóa học miễn phí với thời lượng 30 phút theo phương pháp học tập thích ứng của Kaspersky và Area9 Lyceum dành cho những người mới bắt đầu làm việc từ xa để giúp họ làm việc an toàn tại nhà với các bài học về cách chọn mật khẩu mạnh, tầm quan trọng của bảo vệ thiết bị điểm cuối và cập nhật phần mềm thường xuyên.
Xây dựng nền văn hóa tin cậy
Thật không may, nhiều tổ chức lớn không có văn hóa minh bạch giữa nhân viên và bộ phận CNTT về các vấn đề mạng. Khi mắc sai lầm, người lao động thường không biết mình đã làm gì hoặc sợ sẽ bị mất việc, vì vậy họ có thể không báo cáo chính thức về sự cố vi phạm dữ liệu dẫn đến thiệt hại cho công ty. Bạn cần xây dựng văn hóa tin cậy và minh bạch giữa nhân viên và đội ngũ CNTT. Giao tiếp cởi mở có vai trò rất quan trọng.
Không nên sử dụng các thiết bị công việc để vào mạng cho mục đích khác
Hoạt động duyệt web thông thường có thể làm vô hiệu hóa an ninh mạng, vì vậy cần truyền thông điều này tới nhân viên và khuyến khích nhân viên dùng thiết bị riêng để làm việc cá nhân - như mua sắm, truyền thông xã hội hoặc đọc tin tức.
Cập nhật bản vá phần mềm trên máy của nhân viên
Nếu thiết bị của các nhân viên trong tổ chức không được vá và cập nhật đầy đủ, tin tặc sẽ có nhiều cơ hội tìm thấy lỗ hổng trong hệ thống. Truy cập từ xa vào máy của nhân viên để triển khai các bản vá hoặc trợ giúp qua điện thoại. Nhưng cách tốt nhất là cài đặt giải pháp vá lỗi tự động.
Yêu cầu người lao động thay đổi mật khẩu mặc định trên bộ định tuyến sử dụng tại nhà
Tin tặc có thể dễ dàng tìm được mật khẩu mặc định được sử dụng trong hầu hết các bộ định tuyến gia đình và xâm nhập vào hệ thống backend của mạng. Quá trình thay đổi mật khẩu này khá phức tạp nên không nhiều người sử dụng nghĩ tới việc thay đổi mật khẩu. Tuy nhiên, thay đổi mật khẩu mặc định sẽ cải thiện đáng kể khả năng phòng vệ trực tuyến cho nhân viên. Hãy hướng dẫn cách làm cho nhân viên.
Để biết thêm thông tin chi tiết về báo cáo “Nghiên cứu về vị trí của chúng ta trong nền kinh tế danh tiếng kỹ thuật số”, vui lòng truy cập tại đây.
---
Giới thiệu về cuộc khảo sát
Báo cáo “Nghiên cứu về vị trí của chúng ta trong nền kinh tế danh tiếng kỹ thuật số” của Kaspersky nghiên cứu thái độ của các cá nhân ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đối với việc xây dựng danh tính trực tuyến an toàn và uy tín trên mạng xã hội. Báo cáo này còn nghiên cứu phản ứng của khách hàng khi doanh nghiệp bị bôi nhọ uy tín trên mạng.
Nghiên cứu này được cơ quan nghiên cứu YouGov thực hiện tại Úc, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam vào tháng 11 năm 2020. Tổng số 1.240 người ở các quốc gia nói trên đã tham gia khảo sát.
Những người tham gia khảo sát có độ tuổi từ 18-65, tất cả đều là những người đang đi làm và có hoạt động tích cực trên mạng xã hội (dành ít nhất 1 giờ mỗi ngày trên mạng xã hội).
Về Kaspersky
Kaspersky là một công ty bảo vệ an ninh mạng và quyền riêng tư số toàn cầu, được thành lập vào năm 1997. Hiểu biết về các mối đe dọa và chuyên môn sâu về an ninh bảo mật của Kaspersky liên tục được chuyển đổi thành các giải pháp và dịch vụ an ninh bảo mật mang tín đổi mới sáng tạo để bảo vệ các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng thiết yếu, các chính phủ và người tiêu dùng trên toàn cầu. Danh mục giải pháp an ninh bảo mật toàn diện của Kaspersky bao gồm giải pháp bảo vệ điểm cuối hàng đầu và các giải pháp và dịch vụ bảo mật chuyên dụng để chống lại các mối đe dọa kỹ thuật số tinh vi và thường xuyên biến đổi. Công nghệ của Kaspersky đã và đang bảo vệ cho hơn 400 triệu khách hàng cá nhân và 240.000 khách hàng doanh nghiệp trên toàn thế giới. Vui lòng tìm hiểu thêm thông tin tại www.kaspersky.com
Từ ngày 30/6/2025, Kaspersky ngừng cung cấp các sản phẩm Kaspersky Endpoint Security for Business, Kaspersky Endpoint Detection and Response và Kaspersky Endpoint Security Cloud.
Theo dữ liệu mới nhất từ công ty an ninh mạng và bảo mật kỹ thuật số toàn cầu Kaspersky, tội phạm mạng đã lợi dụng các liên kết lừa đảo tài chính để xâm nhập vào hệ thống của các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á.
Nhóm chuyên gia Kaspersky ICS CERT vừa phát hiện một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Kẻ tấn công lợi dụng các dịch vụ điện toán đám mây hợp pháp để quản lý phần mềm độc hại và triển khai quy trình tấn công, gồm nhiều giai đoạn phức tạp để vượt kiểm duyệt của các hệ thống phát hiện xâm nhập.
Theo báo cáo mới nhất từ giải pháp Kaspersky Managed Detection and Response (MDR) của Kaspersky, tổng số vụ tấn công an ninh mạng, có sự can thiệp trực tiếp của con người, vào các cơ quan Chính phủ và các ngành công nghiệp phát triển đã giảm đáng kể trong năm 2024. Trong khi đó, các lĩnh vực thực phẩm, công nghệ thông tin (IT), viễn thông và công nghiệp lại ghi nhận sự gia tăng.
Theo ước tính từ Kaspersky Digital Footprint Intelligence, có tới 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên dark web. Con số này được xác định dựa trên quá trình phân tích các tệp nhật ký từ mã độc đánh cắp dữ liệu trong giai đoạn 2023-2024.