Kaspersky phát hiện sự lây lan ngày càng rộng tại Đông Nam Á của SilentFade – nhóm lừa đảo quảng cáo
Các nhà nghiên cứu Kaspersky nhận thấy sự gia tăng lớn mạnh của phần mềm độc hại được sử dụng bởi SilentFade – nhóm tin tặc gây ra vụ lừa đảo 4 triệu đô la trên Facebook vào năm 2019. Mới đây, tháng 1/2021, các chuyên gia của công ty bảo mật toàn cầu đã ghi nhận và phân tích Frank rootkit (công cụ dùng để ẩn phần mềm độc hại trên thiết bị) và tìm thấy sự tương đồng trong chiến dịch này. Các sự cố được tìm thấy nhiều nhất ở Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Ý, Đức, Algeria, Malaysia, Nga, Pháp và Ai Cập.
10 quốc gia có số lượng sự cố cao nhất vào tháng 1/2021
India |
603 |
Brazil |
255 |
Indonesia |
221 |
Italy |
209 |
Germany |
177 |
Algeria |
175 |
Malaysia |
137 |
Russian federation |
129 |
France |
128 |
Egypt |
117 |
Điểm khác biệt năm nay so với năm ngoái ở chiến dịch này là SilentFade đã bắt đầu hoạt động ở khu vực Đông Nam Á và gây ra tổng cộng 576 sự cố. Trong đó cao nhất là Indonesia và Malaysia với số sự cố lần lượt là 221 và 137, tiếp theo là 96 sự cố tại Philippines, 71 sự cố tại Việt Nam, 27 sự cố tại Thái Lan và 24 sự cố tại Singapore.
Anton Kuzmenko, chuyên gia bảo mật tại Kaspersky cho biết: “Chúng tôi nhận thấy SilentFade chưa bao giờ ngưng hoạt động, chúng vẫn tiếp diễn và lan rộng từng ngày. Ý tưởng và phương pháp của chúng chỉ có một vài thay đổi nhỏ. Chúng phát tán trình download để phát tán và download công cụ nguy hiểm hơn – phần mềm độc hại. Tập tin được tìm thấy tương tự như những phiên bản cũ đã được phát hiện trước đây và có mối liên kết với công ty Trung Quốc. Về phương diện phân phối, có khả năng ai đó đã bán mã nguồn phần mềm độc hại, chính băng nhóm này đang bán rootkit hoặc có thể mã đã bị rò rỉ.”
Băng nhóm SilentFade, bắt đầu chiến dịch vào năm 2016, tận dụng sự kết hợp Trojan trên Windows, làm trình duyệt nhiễm độc, lên kịch bản thông minh và một lỗi trong nền tảng Facebook, đã thể hiện một phương thức phức tạp hiếm thấy với các băng nhóm phần mềm độc hại nhắm mục tiêu vào công ty truyền thông mạng xã hội. Tên của nhóm này chính là bản viết gọn của “Silently running Facebook Ads with Exploits”.
Mục đích của SilentFade là lây nhiễm Trojan cho người dùng, chiếm quyền điều khiển trình duyệt của người dùng và đánh cắp mật khẩu cũng như cookie trình duyệt để chúng có thể truy cập vào tài khoản Facebook.
Một khi đã có quyền truy cập, chúng tìm kiếm các tài khoản có phương thức thanh toán được thêm vào hồ sơ của nạn nhân. Đối với những tài khoản này, SilentFade đã mua quảng cáo Facebook bằng tiền của nạn nhân. Phần mềm độc hại đang được sử dụng sẽ thu thập thông tin tài khoản của người dùng như số dư trong ví quảng cáo, số tiền nạn nhân đã chi cho quảng cáo trước đây, tất cả các loại mã thông báo và cookie. Sau đó, tội phạm mạng sẽ bắt đầu chạy quảng cáo của chúng thông qua nền tảng quảng cáo của mạng xã hội.
Mặc dù chỉ hoạt động trong vài tháng, Facebook cho biết nhóm này đã lừa đảo người dùng bị lây nhiễm hơn 4 triệu đô la, số tiền mà họ sử dụng để đăng các quảng cáo Facebook độc hại trên mạng xã hội.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Các mối đe dọa trên các nền tảng này cần được xem xét nghiêm túc ở Đông Nam Á do tỷ lệ sử dụng mạng xã hội và Internet trong khu vực rất cao. Năm trong số sáu quốc gia ở đây dành hơn 7 giờ trực tuyến vào năm 2020 và 69% tổng dân số của khu vực là người dùng phương tiện truyền thông xã hội tích cực, tỷ lệ phần trăm cao nhất trong số tất cả các khu vực ở châu Á Thái Bình Dương. Sự gia tăng của quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội dẫn đến một “kho báu” thông tin tài chính - mục tiêu béo bở cho những tội phạm mạng như SilentFade. Chúng tôi kêu gọi tất cả người dùng trong khu vực tăng cường bảo mật cho tài khoản của mình bằng xác thực đa yếu tố, mật khẩu mạnh, giải pháp mạnh mẽ và phải hết sức cảnh giác.”
Các chuyên gia Kaspersky chia sẻ các bước để giữ tài khoản an toàn trước SilentFade:
Thông tin về Kaspersky
Kaspersky là một công ty an ninh mạng toàn cầu được thành lập năm 1997. Tin tức tình báo về mối đe doạ và chuyên môn về bảo mật của Kaspersky không ngừng được sử dụng trong các giải pháp và dịch vụ bảo mật để bảo vệ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng then chốt, chính phủ và người dùng trên toàn thế giới. Danh mục giải pháp bảo mật toàn diện của công ty bao gồm bảo vệ thiết bị đầu cuối và số lượng giải pháp và dịch vụ bảo mật chuyên biệt hàng đầu để chống lại các mối đe doạ số tinh vi và không ngừng phát triển. Công nghệ của Kaspersky đang bảo vệ hơn 400 triệu người dùng và giúp 270.000 khách hàng doanh nghiệp bảo vệ những thứ giá trị nhất. Tìm hiểu thêm tại www.kaspersky.com
;Các doanh nghiệp tại Đông Nam Á (SEA) tiếp tục đối mặt với làn sóng tấn công ransomware (mã độc tống tiền) gia tăng mạnh trong năm 2024. Theo báo cáo mới nhất từ Kaspersky, trong năm qua, trung bình khu vực đã ghi nhận tới 400 vụ tấn công bằng mã độc tống tiền mỗi ngày.
Năm 2024, khi các giao dịch tài chính số phát triển mạnh mẽ và mở rộng trên toàn cầu, tội phạm mạng đã nhanh chóng chuyển hướng tấn công sang thiết bị di động và tiền điện tử. Theo báo cáo mới của Kaspersky về Các mối đe dọa mạng trong ngành tài chính, số lượng người dùng đối diện với Trojan ngân hàng trên thiết bị di động đã tăng 3,6 lần so với năm 2023, trong khi số vụ lừa đảo tiền điện tử cũng ghi nhận mức tăng đến 83,4%.
Từ ngày 30/6/2025, Kaspersky ngừng cung cấp các sản phẩm Kaspersky Endpoint Security for Business, Kaspersky Endpoint Detection and Response và Kaspersky Endpoint Security Cloud.
Theo dữ liệu mới nhất từ công ty an ninh mạng và bảo mật kỹ thuật số toàn cầu Kaspersky, tội phạm mạng đã lợi dụng các liên kết lừa đảo tài chính để xâm nhập vào hệ thống của các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á.
Nhóm chuyên gia Kaspersky ICS CERT vừa phát hiện một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Kẻ tấn công lợi dụng các dịch vụ điện toán đám mây hợp pháp để quản lý phần mềm độc hại và triển khai quy trình tấn công, gồm nhiều giai đoạn phức tạp để vượt kiểm duyệt của các hệ thống phát hiện xâm nhập.