Kaspersky: Phát hiện các nhóm mã độc tống tiền có chủ đích tại khu vực Đông Nam Á
Những mã độc tống tiền doanh nghiệp đang phát triển đã nêu bật yêu cầu về bảo mật chủ động, dựa trên thông tin tình báo mối đe dọa an ninh mạng
Nếu có một hệ quả tích cực mà đại dịch COVID-19 mang đến tại khu vực Đông Nam Á, thì đó sẽ là khu vực này có năng lực để triển khai số hóa. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2020 do Kaspersky thực hiện với 760 người được khảo sát trong khu vực đã cho thấy, cứ 10 người thì có gần 8 người hiện đang làm việc ở nhà.
Số giờ lướt web trung bình của người dùng tại khu vực Đông Nam Á đã tăng thêm khoảng từ 2 đến 5 giờ mỗi ngày so với 8 giờ như trước đây. Xét về ý nghĩa tài chính, 47% số người được khảo sát đã chuyển việc thực hiện thanh toán và các giao dịch ngân hàng sang môi trường trực tuyến do lệnh cách ly và cảnh báo an toàn tại các quốc gia.
Công nghệ và World Wide Web đang nổi lên như là những công cụ mạnh mẽ mà mọi người đều có thể sử dụng để vượt qua giai đoạn này. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc cao hơn vào mạng internet còn mở ra nhiều lỗ hổng bảo mật mà tội phạm mạng có thể khai thác. Với kết quả chung về phương diện kỹ thuật số của đại dịch và tình hình địa chính trị trong khu vực này, Kaspersky công bố những nguy cơ bảo mật hàng đầu mà các tổ chức công và tư nhân cần theo dõi.
Ông Vitaly Kamluk, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu (GReAT) khu vực APAC của Kaspersky cho biết: “2020 không giống với bất kỳ năm nào khác. Năm nay không chỉ là thời gian diễn ra những thay đổi, mà bản thân nó cũng tạo ra nhiều đổi thay, như trong cách thức chúng ta đi lại, mua sắm, tương tác với nhau. Mô hình về mối đe dọa bảo mật máy tính đã thay đổi kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19”.
Sự gia tăng của mã độc tống tiền có chủ đích
Mã độc tống tiền có chủ đích tại khu vực Đông Nam Á được Kaspersky phát hiện năm 2020
Trong một buổi họp báo qua mạng với một số phóng viên tại Khu vực Đông Nam Á, ông Kamluk đã chia sẻ về cách thức được tội phạm mạng sử dụng để bổ sung mã độc tống tiền vào kho vũ khí của chúng để đảm bảo rằng nạn nhân sẽ phải trả tiền chuộc. Ông còn khẳng định về sự hiện diện của các nhóm mã độc tống tiền hàng đầu tại khu vực nhằm vào các ngành sau:
Trong số các dòng mã độc tống tiền khét tiếng, mã độc tống tiền Maze là một trong số mã độc tống tiền đầu tiên thực hiện những chiến dịch như vậy. Nhóm tin tặc đứng sau mã độc tống tiền Maze đã làm lộ dữ liệu của những nạn nhân từ chối trả tiền chuộc - không chỉ một lần. Chúng làm lộ 700MB dữ liệu nội bộ trên mạng ở thời điểm tháng 11/2019 và còn cảnh báo thêm rằng, số tài liệu đã công bố mới chỉ bằng 10% lượng dữ liệu mà chúng đã đánh cắp.
Ngoài vụ việc đó, nhóm tin tặc này còn xây dựng một website trong đó chúng tiết lộ danh tính của các nạn nhân cũng như thông tin chi tiết về vụ tấn công - ngày lây nhiễm, lượng dữ liệu bị đánh cắp, tên máy chủ, v.v....
Trang web của mã độc tống tiền Maze
Tháng 1 vừa qua, nhóm tin tặc này đã tham gia vào một vụ kiện với một công ty sản xuất cáp. Điều đó dẫn đến việc trang web đó bị đánh sập.
Quy trình tấn công được sử dụng bởi nhóm tin tặc này rất đơn giản. Chúng sẽ xâm nhập vào hệ thống, tìm kiếm những dữ liệu nhạy cảm nhất và sau đó tải những dữ liệu đó lên môi trường lưu trữ điện toán đám mây. Sau đó, những dữ liệu nhạy cảm này được mã hóa bằng thuật toán RSA. Tin tặc sẽ đòi một khoản tiền chuộc tương ứng với quy mô của công ty và lượng dữ liệu bị đánh cắp. Cuối cùng, nhóm tin tặc này công bố thông tin chi tiết trên blog của chúng và thậm chí còn ẩn danh đưa ra những mách nước cho phóng viên.
“Chúng tôi đang giám sát quỹ đạo của hoạt động phát hiện mã độc Maze đã xuất hiện trên phạm vi toàn cầu, kể cả các vụ tấn công nhằm vào một số công ty tại Khu vực Đông Nam Á, và điều đó có nghĩa là xu thế này hiện đang trên đà phát triển. Mặc dù vụ tấn công làm gia tăng áp lực của yêu sách mà những tội phạm mạng này đưa ra, tôi khuyến nghị các công ty và tổ chức không nên trả tiền chuộc và nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan thực thi pháp luật và các chuyên gia. Hãy nhớ rằng, sẽ tốt hơn khi tổ chức của bạn sao lưu dữ liệu, triển khai các phòng tuyến phòng thủ an ninh để tránh trở thành nạn nhân của những tin tặc này,” ông Kamluk chia sẻ thêm.
Để luôn được bảo vệ an toàn trước những mối đe dọa này, Kaspersky đề xuất các doanh nghiệp và tổ chức nên:
**
Thông tin về Kaspersky
Kaspersky là một công ty an ninh mạng toàn cầu được thành lập năm 1997. Tin tức tình báo về mối đe doạ và chuyên môn về bảo mật của Kaspersky không ngừng được sử dụng trong các giải pháp và dịch vụ bảo mật để bảo vệ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng then chốt, chính phủ và người dùng trên toàn thế giới. Danh mục giải pháp bảo mật toàn diện của công ty bao gồm bảo vệ thiết bị đầu cuối và số lượng giải pháp và dịch vụ bảo mật chuyên biệt hàng đầu để chống lại các mối đe doạ số tinh vi và không ngừng phát triển. Công nghệ của Kaspersky đang bảo vệ hơn 400 triệu người dùng và giúp 270.000 khách hàng doanh nghiệp bảo vệ những thứ giá trị nhất. Tìm hiểu thêm tại www.kaspersky.com
;Từ ngày 30/6/2025, Kaspersky ngừng cung cấp các sản phẩm Kaspersky Endpoint Security for Business, Kaspersky Endpoint Detection and Response và Kaspersky Endpoint Security Cloud.
Theo dữ liệu mới nhất từ công ty an ninh mạng và bảo mật kỹ thuật số toàn cầu Kaspersky, tội phạm mạng đã lợi dụng các liên kết lừa đảo tài chính để xâm nhập vào hệ thống của các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á.
Nhóm chuyên gia Kaspersky ICS CERT vừa phát hiện một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Kẻ tấn công lợi dụng các dịch vụ điện toán đám mây hợp pháp để quản lý phần mềm độc hại và triển khai quy trình tấn công, gồm nhiều giai đoạn phức tạp để vượt kiểm duyệt của các hệ thống phát hiện xâm nhập.
Theo báo cáo mới nhất từ giải pháp Kaspersky Managed Detection and Response (MDR) của Kaspersky, tổng số vụ tấn công an ninh mạng, có sự can thiệp trực tiếp của con người, vào các cơ quan Chính phủ và các ngành công nghiệp phát triển đã giảm đáng kể trong năm 2024. Trong khi đó, các lĩnh vực thực phẩm, công nghệ thông tin (IT), viễn thông và công nghiệp lại ghi nhận sự gia tăng.
Theo ước tính từ Kaspersky Digital Footprint Intelligence, có tới 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên dark web. Con số này được xác định dựa trên quá trình phân tích các tệp nhật ký từ mã độc đánh cắp dữ liệu trong giai đoạn 2023-2024.