Kaspersky: Một nửa công cụ exploit rao bán trên web đen nhắm vào lỗ hổng zero-day chưa được khắc phục
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 9 năm 2024, các chuyên gia củaKaspersky Digital Footprint Intelligence đã phát hiện 547 tin đăng quảng cáo mua bán công cụ exploit. Những mẩu tin quảng cáo được đăng trên nhiều diễn đàn web đen và các kênh ẩn danh trên ứng dụng Telegram. Khoảng một nửa số tin rao bán này nhắm đến lỗ hổng zero-day và lỗ hổng one-day. Tuy nhiên, thị trường ngầm vốn tràn lan các hành vi lừa đảo, nên việc liệu các công cụ này được rao bán có thể thực sự sử dụng được không vẫn là vấn đề khó xác minh. Ngoài ra, Kaspersky cũng ghi nhận mức giá trung bình mua bán exploit cho các cuộc tấn công từ xa lên tới 100.000 đô.
Exploit là công cụ mà tội phạm mạng sử dụng để khai thác lỗ hổng phần mềm, ví dụ như phần mềm của Microsoft, nhằm thực hiện các hành vi bất hợp pháp như truy cập trái phép hoặc đánh cắp dữ liệu. Hơn một nửa các bài đăng trên web đen (51%) đều rao bán hoặc tìm mua exploit nhắm vào lỗ hổng zero-day hoặc lỗ hổng one-day. Zero-day exploit nhắm vào các lỗ hổng chưa được nhà cung cấp phần mềm phát hiện và khắc phục, trong khi one-day exploit nhắm vào lỗ hổng đã được phát hiện và khắc phục, nhưng hệ thống chưa cài đặt bản cập nhật vá lỗi.
Thống kê số lượng tin đăng mua bán exploit giai đoạn 2023-2024. Nguồn:Kaspersky Digital Footprint Intelligence
Bà Anna Pavlovskaya - Chuyên gia phân tích cấp cao tại Kaspersky Digital Footprint Intelligence, cho biết: "Exploit có thể nhắm đến bất kỳ chương trình, phần mềm nào, nhưng công cụ này được săn lùng nhiều nhất và có giá cao thường nhắm đến các phần mềm dành cho doanh nghiệp. Tội phạm mạng có thể sử dụng exploit để đánh cắp thông tin doanh nghiệp hoặc theo dõi một tổ chức mà không bị phát hiện để đạt được mục đích. Tuy nhiên, một số exploit được rao bán trên web đen có thể là “hàng giả” hoặc chưa hoàn chỉnh, và không hoạt động hiệu quả giống như quảng cáo. Hơn nữa, phần lớn giao dịch diễn ra dưới dạng giao dịch ngầm. Hai yếu tố kể trên khiến việc đánh giá quy mô thực sự của thị trường này trở nên vô cùng khó khăn”.
Bà Anna Pavlovskaya bổ sung: “Trong năm nay, hoạt động mua bán exploit đạt đỉnh vào tháng 5 với 50 giao dịch, cao hơn đáng kể so với mức trung bình 26 bài hàng tháng trước đó. Biến động của thị trường exploit thường không thể đoán trước và rất khó liên kết với các sự kiện cụ thể. Điều thú vị là, tháng 5 cũng chứng kiến giao dịch một exploit zero-day của Microsoft Outlook với giá gần 2 triệu đô, đây là một trong những giao dịch có giá trị cao nhất trong thời gian khảo sát. Mặc dù có những biến động, nhìn chung thị trường exploit vẫn luôn tồn tại và mối đe dọa luôn hiện hữu. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp rà soát an ninh mạng là rất cần thiết, ví dụ như thường xuyên cập nhật bản vá và giám sát tài sản kỹ thuật số trên web đen."
Thị trường web đen cung cấp rất nhiều loại exploit khác nhau, trong đó hai loại phổ biến nhất là loại công cụ nhắm đến lỗ hổng cho phép tấn công từ xa (RCE - Remote Code Execution) và nhắm đến lỗ hổng nâng cấp quyền (LPE - Local Privilege Escalation). Theo phân tích hơn 20 tin quảng cáo, giá trung bình của exploit nhắm đến RCE rơi vào khoảng 100.000 USD, trong khi mã khai thác LPE thường có giá khoảng 60.000 USD. Exploit nhắm đến lỗ hổng RCE được đánh giá là nguy hiểm hơn vì kẻ tấn công có thể chiếm quyền điều khiển một phần hoặc toàn bộ hệ thống hay truy cập dữ liệu bảo mật.
Một số biện pháp hiệu quả để chủ động đối phó với các mối đe dọa liên quan đến lỗ hổng và exploit:
Về Kaspersky
Kaspersky là một công ty bảo vệ an ninh mạng và bảo mật kỹ thuật số toàn cầu được thành lập vào năm 1997. Chuyên môn về bảo mật và thông tin về các mối đe dọa sâu của Kaspersky không ngừng chuyển đổi thành các giải pháp và dịch vụ bảo mật đổi mới để bảo vệ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng quan trọng, chính phủ và người tiêu dùng trên toàn cầu. Danh mục bảo mật toàn diện của công ty bao gồm bảo vệ điểm cuối hàng đầu cũng như một số giải pháp và các giải pháp và dịch vụ bảo mật chuyên biệt để chống lại các mối đe dọa kỹ thuật số tinh vi và đang phát triển. Hơn 400 triệu người dùng được bảo vệ bởi các công nghệ của Kaspersky và chúng tôi giúp 220.000 khách hàng doanh nghiệp bảo vệ những gì quan trọng nhất đối với họ.
Năm 2007 Kaspersky ký kết hợp tác chiến lược với NTS Group (www.nts.com.vn) - Nhà phân phối sản phẩm, tích hợp hệ thống, cung cấp dịch vụ kỹ thuật về hệ thống bảo mật hàng đầu tại Việt Nam. Theo thoả thuận này, NTS Group đại diện Kaspersky phát triển thương hiệu Kaspersky, phân phối và hỗ trợ kỹ thuật phần mềm bản quyền Kaspersky trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vui lòng tìm hiểu thêm thông tin tại www.kaspersky.vn hoặc www.kaspersky.nts.com.vn .
Theo dữ liệu mới nhất từ công ty an ninh mạng và bảo mật kỹ thuật số toàn cầu Kaspersky, tội phạm mạng đã lợi dụng các liên kết lừa đảo tài chính để xâm nhập vào hệ thống của các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á.
Nhóm chuyên gia Kaspersky ICS CERT vừa phát hiện một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Kẻ tấn công lợi dụng các dịch vụ điện toán đám mây hợp pháp để quản lý phần mềm độc hại và triển khai quy trình tấn công, gồm nhiều giai đoạn phức tạp để vượt kiểm duyệt của các hệ thống phát hiện xâm nhập.
Theo báo cáo mới nhất từ giải pháp Kaspersky Managed Detection and Response (MDR) của Kaspersky, tổng số vụ tấn công an ninh mạng, có sự can thiệp trực tiếp của con người, vào các cơ quan Chính phủ và các ngành công nghiệp phát triển đã giảm đáng kể trong năm 2024. Trong khi đó, các lĩnh vực thực phẩm, công nghệ thông tin (IT), viễn thông và công nghiệp lại ghi nhận sự gia tăng.
Theo ước tính từ Kaspersky Digital Footprint Intelligence, có tới 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên dark web. Con số này được xác định dựa trên quá trình phân tích các tệp nhật ký từ mã độc đánh cắp dữ liệu trong giai đoạn 2023-2024.