Kaspersky: An ninh mạng Việt Nam chuyển biến tích cực trong năm 2019
Theo dữ liệu từ Kaspersky, số vụ tấn công trực tuyến ở Việt Nam năm 2019 đã giảm hơn 30% so với năm 2018, xếp vị trí thứ 17 trên toàn cầu. Đối với tấn công ngoại tuyến, Việt Nam có số tấn công ngoại tuyến đứng vị trí thứ 6 trên toàn thế giới với tổng lượng giảm hơn 10% so với năm 2018.
Báo cáo Kaspersky Security Network (KSN) 2019 cho thấy năm 2019, Việt Nam có 371.979.051 sự cố tấn công ngoại tuyến. Với số lượng sự cố giảm đáng kể, Việt Nam từ vị thứ 2 với 415.592.714 sự cố năm 2018 đã xuống vị trí thứ 6 trên toàn cầu năm 2019. Singapore là quốc gia có tỷ lệ tấn công ngoại tuyến thấp nhất khu vực Đông Nam Á (34,8%) vào năm 2019, tương ứng với vị trí thứ 130 trên thế giới.
Đe dọa ngoại tuyến
|
Thứ hạng (năm 2019) |
Thứ hạng (năm 2018) |
Vietnam |
6th (71,9%) |
2nd (75,1%) |
Philippines |
61st (56,9 %) |
65th (62,4%) |
Indonesia |
63rd (56,3%) |
55th (63,5%) |
Malaysia |
79th (52,2%) |
86th (56,5%) |
Thailand |
82rd (51,8%) |
81st (57,3%) |
Singapore |
130th (34,8%) |
137th (39,9%) |
Cũng theo báo cáo, Việt Nam xếp thứ 17 trên toàn thế giới với 75.004.388 sự cố đe doạ trực tuyến trong năm 2019, tương ứng với 40% người dùng bị tấn công bởi các mối đe dọa từ internet. Singapore có số lượng tấn công trực tuyến thấp nhất Đông Nam Á với 4.657.235, đứng ở vị trí thứ 156 trên toàn cầu.
5 mối đe dọa trực tuyến hàng đầu ở Đông Nam Á là: Mã độc ẩn trong các website - rất dễ gặp khi người dùng truy cập vào trình duyệt web bị nhiễm mã độc hoặc các quảng cáo trực tuyến; Mã độc trong tệp/chương trình được người dùng vô tình tải xuống từ internet; Tệp đính kèm độc hại từ email trực tuyến; Mã độc ẩn trong tiện ích mở rộng trên trình duyệt; và Tệp chứa mã độc hoặc bị điều khiển bằng phương thức C&C (command-and-control) từ máy chủ của hacker.
Dữ liệu từ KSN cũng cho thấy sự cố gây ra do nguồn đe dọa mạng ở Việt Nam trong năm 2019 đã giảm 49,75% so với năm 2018 (5.335.619 xuống còn 2.681.360 sự cố), xếp ở vị trí thứ 30 trên toàn thế giới. Đối với các nước Đông Nam Á, số lượng sự cố gây ra do nguồn đe dọa mạng ở Indonesia xếp vị trí thứ 32, Philippines xếp thứ 37, Thái Lan xếp thứ 38, Malaysia ở vị trí thứ 40, trong khi Singapore đứng thứ 10 trên toàn thế giới với số lượng cao nhất Đông Nam Á (11.785.878 sự cố).
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Năm 2019 chứng kiến sự cải thiện đáng kể của bối cảnh an ninh mạng tại Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức của người dùng và khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công mạng của doanh nghiệp. Mặc dù những thay đổi này đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho người dùng Việt Nam, nhưng chúng ta cần phải đề cao cảnh giác trước tội phạm mạng vì chúng chắc chắn vẫn đang tiếp tục gây lây nhiễm mã độc nhiều nhất có thể”.
“Với quá trình số hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại các doanh nghiệp, nhận thức về tầm quan trọng của an ninh mạng đối với mỗi cá nhân, tổ chức sẽ ngày càng cao trong năm 2020. Những tiến bộ về mặt công nghệ như triển khai mạng 5G và Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng là điều kiện để các cuộc tấn công mạng ngày càng diễn biến phức tạp hơn, gây thiệt hại nhiều hơn. Các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam cần phát triển thêm khả năng dự đoán các mối đe dọa bảo mật đối với các ngành công nghiệp trước những cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi”, ông Siang Tiong chia sẻ.
Để đảm bảo an toàn trước các mối đe dọa trực tuyến, các chuyên gia bảo mật của Kaspersky đề xuất:
Đối với các công ty, Kaspersky khuyến nghị:
**
;Từ ngày 30/6/2025, Kaspersky ngừng cung cấp các sản phẩm Kaspersky Endpoint Security for Business, Kaspersky Endpoint Detection and Response và Kaspersky Endpoint Security Cloud.
Theo dữ liệu mới nhất từ công ty an ninh mạng và bảo mật kỹ thuật số toàn cầu Kaspersky, tội phạm mạng đã lợi dụng các liên kết lừa đảo tài chính để xâm nhập vào hệ thống của các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á.
Nhóm chuyên gia Kaspersky ICS CERT vừa phát hiện một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Kẻ tấn công lợi dụng các dịch vụ điện toán đám mây hợp pháp để quản lý phần mềm độc hại và triển khai quy trình tấn công, gồm nhiều giai đoạn phức tạp để vượt kiểm duyệt của các hệ thống phát hiện xâm nhập.
Theo báo cáo mới nhất từ giải pháp Kaspersky Managed Detection and Response (MDR) của Kaspersky, tổng số vụ tấn công an ninh mạng, có sự can thiệp trực tiếp của con người, vào các cơ quan Chính phủ và các ngành công nghiệp phát triển đã giảm đáng kể trong năm 2024. Trong khi đó, các lĩnh vực thực phẩm, công nghệ thông tin (IT), viễn thông và công nghiệp lại ghi nhận sự gia tăng.
Theo ước tính từ Kaspersky Digital Footprint Intelligence, có tới 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên dark web. Con số này được xác định dựa trên quá trình phân tích các tệp nhật ký từ mã độc đánh cắp dữ liệu trong giai đoạn 2023-2024.