Đa số người dùng mạng xã hội ở Đông Nam Á không muốn đăng tải thông tin tài chính lên môi trường trực tuyến
Báo cáo của Kaspersky cho thấy nhận thức về các rủi ro trực tuyến của người dùng đã được nâng cao, nhưng hành động còn cần phải cải thiện.
Bạn có cảm thấy lo ngại mỗi khi nhập thông tin thẻ tín dụng hoặc thông tin tài khoản ngân hàng của mình trên trang web mua sắm hoặc ứng dụng thanh toán không? Nếu có, bạn không hề đơn độc.
Báo cáo Tạo dựng vị trí của chúng ta trong nền kinh tế danh tiếng kỹ thuật số phát hiện ra rằng người dùng mạng xã hội ở khu vực Đông Nam Á xem một số loại thông tin cá nhân là quý giá, và họ không muốn chia sẻ hoặc lưu trữ những thông tin cá nhân này trên môi trường trực tuyến.
Đứng đầu danh sách là thông tin tài chính, như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, với phần lớn (76%) trong số 861 người trả lời phỏng vấn xác nhận không có ý định lưu giữ dữ liệu liên quan đến tiền bạc trên internet. Tỷ lệ này cao nhất trong nhóm Baby Boomers (những người sinh ra trong hai thập kỷ sau Thế chiến thứ 2) (85%), tiếp theo là các nhóm Gen X (81%) và Millennials (75%). Gen Z, thế hệ trẻ nhất, là nhóm có tỷ lệ phần trăm thấp nhất với 68%.
Điều này không quá bất ngờ vì một số nghiên cứu đã xem dân số trẻ là nhân tố chính tạo nên động lực cho sự phát triển của thanh toán điện tử ở khu vực Đông Nam Á, bên cạnh các yếu tố như tỷ lệ người dân trong khu vực vẫn chưa hoặc ít sử dụng dịch vụ ngân hàng còn khá lớn, mật độ điện thoại di động cao và nỗ lực của chính phủ đối với ứng dụng công nghệ thanh toán số.
Cư dân mạng xã hội tại Đông Nam Á cũng không muốn chia sẻ trên tài khoản của họ thông tin định danh cá nhân (PII) (69%), thông tin về gia đình trực hệ (64%), thông tin về nơi ở (54%) và về công việc (47%) của họ.
Khi được hỏi về những đối tượng được cho là đáng lo ngại đối với dữ liệu cá nhân, người dân Đông Nam Á đưa ra ý kiến gần như giống nhau, đó là tội phạm mạng (73%) và những người lạ (61%).
Chris Connell, Giám đốc Điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Kaspersky nhận định: “Cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay đã đẩy nhanh hơn việc không dùng tiền mặt tại khu vực Đông Nam Á khi hầu hết các hoạt động trong khu vực đã chuyển từ tiếp xúc trực tiếp sang trực tuyến từ năm 2020. Người dùng trong khu vực hiện cũng cẩn thận hơn về dữ liệu và nơi mà họ chia sẻ. Đây là một xu hướng rất đáng mừng. Hiện nay, hầu hết người dùng đã hiểu rằng những thông tin này không nên để tội phạm mạng hay cư dân mạng nói chung biết đến. Tuy nhiên, nhận thức không phải lúc nào cũng đi cùng với hành động.”
Trong khi hầu hết (71%) người trả lời khảo sát ở Đông Nam Á cho biết họ sử dụng mật khẩu để bảo vệ máy tính xách tay hoặc điện thoại di động, thì chỉ 5/10 (54%) người trả lời khảo sát kiểm tra và thay đổi cài đặt quyền riêng tư của thiết bị, ứng dụng hoặc dịch vụ mà họ sử dụng và chỉ 4/10 (47%) không sử dụng phần mềm và ứng dụng bất hợp pháp hoặc vi phạm bản quyền.
Khảo sát cũng chỉ ra rằng chỉ một nửa (53%) số người trả lời khảo sát trong khu vực có cài đặt phần mềm bảo mật internet trên thiết bị của họ.
Ông Connell còn cho biết thêm: “Là khu vực có tỷ lệ sử dụng Internet tăng nhanh nhất ở châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi thấy rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu trong hành trình kỹ thuật số của Đông Nam Á. Một số người dùng vẫn còn cảm thấy e ngại và không chắc chắn khi sử dụng các dịch vụ như thanh toán số, vì đó dịch vụ tương đối mới và chứa rủi ro. Chính vì thế, biến nhận thức thành hành động là một việc rất quan trọng.”
Trước tình hình này, Kaspersky đề xuất các bước để giữ an toàn cho thông tin tài chính và dữ liệu cá nhân trên môi trường trực tuyến:
Hãy thận trọng với những gì bạn chia sẻ trên mạng xã hội
Quá nhiều thông tin được đăng trên mạng xã hội sẽ tạo điều kiện cho tội phạm mạng thu thập thông tin về bạn dễ dàng hơn. Để bảo đảm tốt nhất quyền riêng tư trực tuyến, bạn nên:
Hãy bảo mật các thiết bị di động của bạn
---
Về cuộc khảo sát
Báo cáo “Tạo dựng vị trí của chúng ta trong nền kinh tế danh tiếng kỹ thuật số” của Kaspersky nghiên cứu thái độ của các cá nhân ở APAC đối với việc xây dựng danh tính trực tuyến an toàn và uy tín trên mạng xã hội. Báo cáo cũng xem xét cách nhìn nhận mức độ ảnh hưởng của danh tiếng kỹ thuật số đối với doanh nghiệp.
Nghiên cứu được thực hiện bởi cơ quan nghiên cứu YouGov tại Úc, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam vào tháng 11 năm 2020. Có tổng cộng 1.240 người ở các quốc gia nêu trên đã tham gia khảo sát.
Những người được hỏi có độ tuổi từ 18-65, tất cả đều là những nhân viên văn phòng có hoạt động tích cực trên mạng xã hội (dành ít nhất 1 giờ mỗi ngày trên mạng xã hội).
Qua báo cáo này, khi khái quát hành vi của người dùng ở một thị trường, có thể dùng để tham chiếu đến kết quả trả lời được lấy mẫu ở trên.
Về Kaspersky
Kaspersky là một công ty bảo vệ an ninh mạng và quyền riêng tư số toàn cầu, được thành lập vào năm 1997. Hiểu biết về các mối đe dọa và chuyên môn sâu về an ninh bảo mật của Kaspersky liên tục được chuyển đổi thành các giải pháp và dịch vụ an ninh bảo mật mang tín đổi mới sáng tạo để bảo vệ các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng thiết yếu, các chính phủ và người tiêu dùng trên toàn cầu. Danh mục giải pháp an ninh bảo mật toàn diện của Kaspersky bao gồm giải pháp bảo vệ điểm cuối hàng đầu và các giải pháp và dịch vụ bảo mật chuyên dụng để chống lại các mối đe dọa kỹ thuật số tinh vi và thường xuyên biến đổi. Công nghệ của Kaspersky đã và đang bảo vệ cho hơn 400 triệu khách hàng cá nhân và 240.000 khách hàng doanh nghiệp trên toàn thế giới trên toàn thế giới. Vui lòng tìm hiểu thêm thông tin tại www.kaspersky.com
Dữ liệu mới nhất từ Kaspersky đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng Việt Nam. Các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật (social engineering), đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, đòi hỏi sự đề cao cảnh giác. Trước bối cảnh chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, Kaspersky đưa ra những khuyến cáo cấp thiết nhằm giúp các tổ chức và cá nhân ứng phó hiệu quả, tự vệ trước các mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi.
Tại Hội nghị thượng đỉnh phân tích bảo mật (SAS) 2024, Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky (GReAT) tiết lộ một phát hiện đáng chú ý: một phiên bản Lite của phần mềm độc hại Grandoreiro đang nhắm mục tiêu vào khoảng 30 ngân hàng tại Mexico. Mặc dù những kẻ chủ mưu đứng sau việc phát tán Grandoreiro đã bị bắt giữ từ đầu năm nay, các nhóm tội phạm mạng khác vẫn tiếp tục lợi dụng loại malware này để thực hiện các cuộc tấn công.
Báo cáo của Kaspersky về thách thức an ninh mạng đối với các công ty công nghiệp nặng có cơ sở hạ tầng phân tán trên nhiều khu vực địa lý chỉ ra một thực tế đáng báo động: Một phần ba công ty trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường xuyên gặp phải các sự cố mạng. Cụ thể, 45% công ty phải đối mặt với tình trạng này vài lần mỗi tháng, đáng chú ý chỉ 12% gặp sự cố mạng một lần/năm hoặc ít hơn.
Trước những thách thức ngày càng lớn và các mối đe dọa gia tăng đối với công nghệ vận hành (OT) và cơ sở hạ tầng thiết yếu, Kaspersky đã nâng cấp giải pháp Kaspersky Industrial CyberSecurity (KICS) - nền tảng XDR chuyên dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp nặng và giải pháp MDR (Managed Detection and Response) cho các Hệ thống Điều khiển Công nghiệp (ICS). Đây là một giải pháp giúp các tổ chức thiếu nhân lực chuyên môn có thể tìm đến các trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) để được hỗ trợ.