Diễn đàn Chính sách Trực tuyến lần thứ 3 do công ty Kaspersky tổ chức tập trung thảo luận về nguồn lực và khoảng cách về năng lực an toàn, an ninh mạng giữa các quốc gia trong khu vực trong bối cảnh chuyển đổi số diễn biến nhanh hiện nay.
Nhu cầu và mục tiêu thực sự của từng quốc gia tại châu Á – Thái Bình Dương (APAC) trong vấn đề nâng cao năng lực, giáo dục và nhận thức về an toàn, an ninh mạng là gì? Ai sẽ là người đảm bảo những mục tiêu này được thực hiện – trách nhiệm này có nhất thiết thuộc về chính phủ hay không?
Đây là những câu hỏi nổi bật được thảo luận tại Diễn đàn Chính sách Trực tuyến APAC lần thứ 3 với chủ đề “Phản ứng linh hoạt hơn trên không gian mạng nhờ nâng cao năng lực”.
Diễn đàn trực tuyến có sự tham gia của các diễn giả:
Năng lực phản ứng linh hoạt trên không gian mạng của một quốc gia thường bị ảnh hưởng bởi nguồn nhân lực cũng như chất lượng của sự hợp tác xuyên biên giới giữa khu vực công và tư trong khu vực. Bởi vậy, tại diễn đàn này, các diễn giả đã làm rõ những vấn đề cấp thiết liên quan tới khoảng cách về năng lực an toàn, an ninh mạng mà các tổ chức trong khu vực cần chú trọng để xây dựng một không gian mạng an toàn hơn.
Ông Chris Connell, Giám đốc điều hành công ty Kaspersky, khu vực APAC chia sẻ: “Trong kỷ nguyên số hiện nay, với quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, chúng ta đang đối mặt với không ít thách thức về bảo mật, gây áp lực rất lớn đối với nguồn lực an ninh mạng. Đầu tư vào nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao nhận thức của người dùng về an toàn, an ninh mạng cũng như giáo dục số là những yếu tố quyết định trong quá trình xây dựng một xã hội và nền kinh tế số có khả năng phản ứng linh hoạt trên không gian mạng.”
Rất nhiều nghiên cứu trong vài năm gần đây đã chỉ ra khoảng cách về năng lực an ninh mạng trên toàn cầu, đặc biệt tại khu vực APAC chủ yếu là do sự chuyển đổi số nhanh chóng, mà song hành với đó là những rủi ro về an ninh mạng, ông Craig Jones, Giám đốc Tội phạm mạng, INTERPOL cho biết.
“Việc thực thi pháp luật trên toàn cầu đã có những thay đổi rõ rệt nhằm đối phó với các mối đe dọa và tội phạm mạng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng đến cộng đồng. INTERPOL nhận thấy rằng một trong những thách thức chủ yếu chính là khoảng cách về năng lực chấp pháp trong lĩnh vực an ninh mạng giữa các quốc gia, giữa các khu vực và cả trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, các tổ chức tội phạm mạng lại không ngừng mở rộng cả về hạ tầng lẫn phạm vi hoạt động. Để giải quyết vấn đề này, công tác thực thi pháp luật cần được mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia và phải được thực hiện liên ngành. Sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện và cởi mở sẽ giúp các quốc gia thu hẹp khoảng cách về năng lực an toàn, an ninh mạng”, ông Jones nói thêm.
Giáo sư Li Yuxiao, Phó Giám đốc Học viện Nghiên cứu Không gian mạng Trung Quốc, đồng tình với quan điểm của ông Jones về việc chú trọng trong dài hạn cùng xây dựng và hướng tới một cộng đồng với một tương lai chung trên không gian mạng.
Giáo sư Li cũng nêu rõ việc nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng tại khu vực APAC cần “tập trung vào hạ tầng mạng, nhận thức được những thách thức trong an toàn, an ninh mạng, đồng thời tăng cường xây dựng một hệ thống đào tạo nguồn nhân lực” trong bối cảnh mà khu vực đang tiếp tục khai thác những tiềm lực của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0).
Việc tận dụng được chi phí sản sản xuất thấp, quy mô công nghiệp lớn cộng với sự hỗ trợ đáng kể từ các chính phủ, khu vực APAC đã sẵn sàng trở thành thị trường trung tâm và lớn nhất cho CMCN 4.0 trong vòng 5 năm tới. Giáo sư Seungjoo Kim, thành viên Hội đồng cố vấn của Tổng thống về Cách mạng Công nghiệp 4.0, đã dẫn chứng những bài học thành công tại các quốc gia trong tiến trình xây dựng và củng cố chính sách pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm hướng tới một cộng đồng gắn kết hơn.
Ông Kim cho rằng: “Trong kỷ nguyên CMCN 4.0, an toàn, an ninh mạng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Điển hình là sắp tới đây, Liên minh châu Âu sẽ ban hành quy định về an toàn, an ninh mạng trong ngành ô tô áp dụng bắt buộc đối với tất cả các phương tiện sản xuất từ tháng 7/2024. Khi mà vấn đề an toàn, an ninh mạng trở nên quan trọng trong mọi lĩnh vực, các chuyên gia cần phải được trang bị các kiến thức chuyên môn nhiều hơn bao giờ hết. Đây chính là thời điểm chúng ta cần phải xây dựng một chương trình phát triển nhân lực hiệu quả hơn để đào tạo các chuyên gia có kiến thức chuyên môn trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau.”
Về phía Kaspersky, công ty cung cấp các giải pháp an ninh mạng toàn cầu đã và đang là một đối tác uy tín của INTERPOL. Từ năm 2019, Kaspersky liên tục phối hợp các cơ quan chấp pháp để phòng chống tội phạm mạng thông qua hoạt động hỗ trợ, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cũng như chia sẻ dữ liệu về các mối đe dọa an ninh mạng cập nhật nhất.
Nhận thức rõ về khoảng cách trong năng lực an ninh mạng tại khu vực, công ty Kaspersky trong năm nay đang mở rộng chương trình thực tập SafeBoard tại khu vực APAC. Thông qua chương trình này, các ứng viên từ Singapore có thể lựa chọn thực tập tại các vị trí kỹ thuật và không có liên quan đến kỹ thuật, và được tiếp cận trực tiếp với ngành công nghiệp an ninh mạng đang không ngừng phát triển.
---
Về Kaspersky
Kaspersky là một công ty an ninh mạng toàn cầu được thành lập vào năm 1997. Chuyên môn hàng đầu của công ty về bảo mật và năng lực phát hiện các nguy cơ an ninh liên tục được chuyển đổi thành các giải pháp và dịch vụ bảo mật thế hệ mới nhằm bảo vệ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng trọng yếu, chính phủ và người dùng trên toàn cầu. Hơn 400 triệu người dùng đang được bảo vệ bởi các công nghệ của Kaspersky và công ty hiện giúp 240.000 khách hàng doanh nghiệp bảo vệ hệ thống an ninh mạng của họ. Tìm hiểu thêm tại www.kaspersky.com.
Kaspersky
Từ ngày 30/6/2025, Kaspersky ngừng cung cấp các sản phẩm Kaspersky Endpoint Security for Business, Kaspersky Endpoint Detection and Response và Kaspersky Endpoint Security Cloud.
Theo dữ liệu mới nhất từ công ty an ninh mạng và bảo mật kỹ thuật số toàn cầu Kaspersky, tội phạm mạng đã lợi dụng các liên kết lừa đảo tài chính để xâm nhập vào hệ thống của các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á.
Nhóm chuyên gia Kaspersky ICS CERT vừa phát hiện một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Kẻ tấn công lợi dụng các dịch vụ điện toán đám mây hợp pháp để quản lý phần mềm độc hại và triển khai quy trình tấn công, gồm nhiều giai đoạn phức tạp để vượt kiểm duyệt của các hệ thống phát hiện xâm nhập.
Theo báo cáo mới nhất từ giải pháp Kaspersky Managed Detection and Response (MDR) của Kaspersky, tổng số vụ tấn công an ninh mạng, có sự can thiệp trực tiếp của con người, vào các cơ quan Chính phủ và các ngành công nghiệp phát triển đã giảm đáng kể trong năm 2024. Trong khi đó, các lĩnh vực thực phẩm, công nghệ thông tin (IT), viễn thông và công nghiệp lại ghi nhận sự gia tăng.
Theo ước tính từ Kaspersky Digital Footprint Intelligence, có tới 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên dark web. Con số này được xác định dựa trên quá trình phân tích các tệp nhật ký từ mã độc đánh cắp dữ liệu trong giai đoạn 2023-2024.