An toàn dữ liệu là vấn đề bảo mật hàng đầu đối với các doanh nghiệp tại Đông Nam Á
Các doanh nghiệp nhất trí tăng ngân sách bảo mật Công nghệ Thông tin để giải quyết những thách thức an ninh mạng cấp bách
Sau khi chứng kiến những tổ chức và doanh nghiệp bị vi phạm dữ liệu trong nhiều năm qua, các công ty ở Đông Nam Á đã xem bảo mật dữ liệu là ưu tiên hàng đầu khi đối mặt các thách thức liên quan đến bảo mật Công nghệ Thông tin. Phát hiện này là một trong những kết quả thuộc Khảo sát rủi ro bảo mật Công nghệ Thông tin doanh nghiệp toàn cầu được thực hiện hàng năm bởi Kaspersky (Kaspersky Global Corporate IT Security Risks Survey).
Theo kết quả khảo sát, duy trì quan hệ với đối tác và khách hàng trong thời đại số hóa và đảm bảo sự tuân thủ của nhân viên đối với các chính sách và quy định bảo mật là những vấn đề an ninh mạng khẩn cấp đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, những vấn đề bảo mật liên quan đến việc áp dụng cơ sở hạ tầng đám mây và chi phí để bảo đảm an toàn cho hoạt động công nghệ ngày càng phức tạp cũng là những trở ngại cho một số doanh nghiệp.
Dựa trên các cuộc phỏng vấn được thực hiện với gần 300 lãnh đạo Công nghệ Thông Tin tại Đông Nam Á năm 2019, các công ty lo ngại nhiều nhất là bị tấn công dữ liệu (chiếm 34%), tiếp đó là rò rỉ dữ liệu từ hệ thống nội bộ (chiếm 31%).
22% số người tham gia khảo sát thừa nhận họ rất e ngại trước khả năng bị giám sát hoặc gián điệp từ các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, 2 trong 10 công ty trong khu vực cũng thể hiện sự lo lắng về việc xác định và khắc phục các lỗ hổng trong hệ thống Công nghệ Thông tin mà công ty đang sử dụng.
Các sự cố ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng Công nghệ Thông tin do bên thứ ba và nhân viên sử dụng tài nguyên Công nghệ Thông tin không phù hợp là hai mối quan tâm lớn đối với 18% doanh nghiệp trong khu vực.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Những năm vừa qua đã cho thấy hậu quả nặng nề và tốn kém của các cuộc tấn công mạng, từ vụ trộm 81 triệu USD từ một ngân hàng trung ương cho đến sự cố vi phạm dữ liệu về các ca nhiễm HIV. Quá khứ đã mang đến những bài học đáng giá về an ninh mạng cho các tổ chức và doanh nghiệp ở mọi quy mô trong khu vực.”
“Điều đáng khích lệ là các doanh nghiệp trong khu vực đang bắt đầu ưu tiên bảo mật Công nghệ Thông tin. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trung bình các doanh nghiệp trong khu vực chi trả 14,4 triệu USD để tăng cường khả năng bảo mật mạng của doanh nghiệp. 84% doanh nghiệp được khảo sát cũng xác nhận sẽ tăng ngân sách cho lĩnh vực này trong ba năm tới. Đây là điều thực sự quan trọng trong thời đại kết nối mạng ngày càng tiên tiến và phức tạp hơn với những công nghệ đột phá như Internet of Things và 5G, hay Cách mạng Công nghiệp 4.0”, ông nói thêm.
Gần 50% doanh nghiệp cho rằng sự phức tạp của cơ sở hạ tầng Công nghệ Thông tin là một yếu tố khiến gia tăng ngân sách dự kiến. Các công ty được khảo sát cũng cho biết chi phí tăng thêm là để cải thiện trình độ chuyên môn bảo mật của chuyên gia (chiếm 46%), hay để mở rộng hoặc xây dựng hoạt động kinh doanh mới (chiếm 39%).
Để giúp các công ty trong quá trình lập ngân sách và tận dụng tối đa các khoản đầu tư bảo mật của mình, Kaspersky khuyến nghị:
• Đánh giá rủi ro an ninh mạng của công ty khi lập kế hoạch ngân sách. Xem xét chi phí công ty sẽ phải trả với xác suất xảy ra sự cố an ninh mạng.
• Quyết định về việc mua công cụ hoặc dịch vụ an ninh mạng không nên được thực hiện chỉ bởi một người. Cần tham khảo phân tích và ý kiến từ chuyên gia Công nghệ Thông tin để có sự lựa chọn tốt nhất với mức giá tốt nhất.
• Tham khảo ý kiến của cấp quản lý cao hơn đối với các vấn đề an ninh mạng, bao gồm ngân sách bảo mật. Thay vì trình bày với họ về nguyên lý hoạt động bảo vệ an ninh mạng, cần chỉ ra những rủi ro kinh doanh và số tiền doanh nghiệp có thể mất nếu không cải thiện an ninh mạng.
• Sử dụng công cụ miễn phí của Kaspersky để kiểm tra chuẩn ngân sách của doanh nghiệp. Nhập khu vực, quy mô và lĩnh vực hoạt động để xem ngân sách bảo mật trung bình cho các công ty tương tự.
• Bắt đầu với một nền tảng vững chắc. Một sản phẩm điểm cuối chuyên dụng như Kaspersky Endpoint Security for Business giúp nhân viên được bảo vệ khỏi phần mềm độc hại, ransomware, chiếm đoạt tài khoản, lừa đảo trực tuyến trong khi làm việc.
• Tiếp tục phát triển khả năng an ninh mạng với các giải pháp và dịch vụ bảo mật được xây dựng bởi thông tin tình báo mối đe dọa chuyên sâu.
Dữ liệu mới nhất từ Kaspersky đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng Việt Nam. Các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật (social engineering), đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, đòi hỏi sự đề cao cảnh giác. Trước bối cảnh chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, Kaspersky đưa ra những khuyến cáo cấp thiết nhằm giúp các tổ chức và cá nhân ứng phó hiệu quả, tự vệ trước các mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi.
Tại Hội nghị thượng đỉnh phân tích bảo mật (SAS) 2024, Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky (GReAT) tiết lộ một phát hiện đáng chú ý: một phiên bản Lite của phần mềm độc hại Grandoreiro đang nhắm mục tiêu vào khoảng 30 ngân hàng tại Mexico. Mặc dù những kẻ chủ mưu đứng sau việc phát tán Grandoreiro đã bị bắt giữ từ đầu năm nay, các nhóm tội phạm mạng khác vẫn tiếp tục lợi dụng loại malware này để thực hiện các cuộc tấn công.
Báo cáo của Kaspersky về thách thức an ninh mạng đối với các công ty công nghiệp nặng có cơ sở hạ tầng phân tán trên nhiều khu vực địa lý chỉ ra một thực tế đáng báo động: Một phần ba công ty trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường xuyên gặp phải các sự cố mạng. Cụ thể, 45% công ty phải đối mặt với tình trạng này vài lần mỗi tháng, đáng chú ý chỉ 12% gặp sự cố mạng một lần/năm hoặc ít hơn.
Trước những thách thức ngày càng lớn và các mối đe dọa gia tăng đối với công nghệ vận hành (OT) và cơ sở hạ tầng thiết yếu, Kaspersky đã nâng cấp giải pháp Kaspersky Industrial CyberSecurity (KICS) - nền tảng XDR chuyên dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp nặng và giải pháp MDR (Managed Detection and Response) cho các Hệ thống Điều khiển Công nghiệp (ICS). Đây là một giải pháp giúp các tổ chức thiếu nhân lực chuyên môn có thể tìm đến các trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) để được hỗ trợ.