World Cup 2014: Lời khuyên cho việc sử dụng thẻ ATMs và tránh thẻ tín dụng ảo tại Brazil

pull-icon
logo-mobile

Danh mục

World Cup 2014: Lời khuyên cho việc sử dụng thẻ ATMs và tránh thẻ tín dụng ảo tại Brazil

Chỉ còn 1 tuần nữa World Cup 2014 được tổ chức tại Brazil sẽ bắt đầu. Kaspersky Lab từng đưa ra cảnh báo cho người dùng về trình độ đánh cắp và nhân bản thẻ tín dụng của tội phạm mạng ở Brazil. Mục tiêu ưa thích của tin tặc tại đây là người nước ngoài. Do đó, các chuyên gia Kaspersky Lab đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích dành cho người dùng du lịch đến Brazil, giúp bảo vệ họ trước những cuộc tấn công nhắm vào các máy ATM và thiết bị giao dịch thanh toán (point of sales – PoS).

Phòng tránh thẻ tín dụng ảo

Thiết bị POS rất phổ biến ở Brazil- theo Theo Ngân hàng Trung ương Brazil- thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ chiếm 70% trên tất cả các khoản thanh toán trong nước. Loại thẻ với chip và PIN (Chip-and-PIN cards) được chấp nhận bởi gần như tất cả các doanh nghiệp, ngay cả với tài xế taxi.

Lời khuyên: Mặc dù một số tin tức gần đây nói về lỗ hổng bảo mật trong giao thức này, nhưng thẻ chip và PIN vẫn còn an toàn. Những kẻ giả mạo phải khó khăn hơn khi sao chép thẻ chip hoặc mã pin so với thẻ từ. Nếu như bạn chưa có các loại thẻ như trên, nên nhanh chóng yêu cầu ngân hàng của bạn cung cấp trước khi bạn bắt đầu chuyến du lịch.

Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nhiều người có thói quen giao thẻ cho nhân viên trong các nhà hàng khi thanh toán. Còn tại Brazil, điều đó có thể trở nên nguy hiểm.

Lời khuyên: Đừng nên duy trì thói quen đó, nếu bạn không muốn giao cho những kẻ lừa đảo cơ hội vàng để chúng nhân bản thẻ của bạn. Hãy yêu cầu nhân viên phục vụ đem máy thanh toán điện tử đến cho bạn.

Hãy cẩn thận với những cuộc gặp gỡ tình cờ hoặc những vụ tai nạn, vì những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng điều này để đánh cắp thẻ của bạn chỉ trong giây lát. Nếu có vấn đề xảy ra, hãy kiểm tra thẻ lúc nhận lại có phải thật sự là của bạn hay không, nếu bạn thấy điều gì bất thường, hãy báo lại với ngân hàng ngay lập tức.

Phần mềm độc hại với máy POS và PIN pad

Phần mềm độc hại Chupa Cabra và Trojan-Spy.Win32.SPSniffer với vài biến thể được phát hiện từ năm 2010, có thể ảnh hưởng đến các thiết bị PoS và PIN-pad, cả hai đều rất phổ biến và phát triển ở Brazil. Các thiết bị này được kết nối với một máy tính thông qua cổng USB hoặc cổng nối tiếp để làm việc với phần mềm chuyển tiền điện tử (EFT). Trojan sẽ lây nhiễm vào các máy tính và dò tìm các dữ liệu được truyền tải qua các cổng.

Mã PIN được mã hóa ngay sau khi nó được nhập vào, phổ biến nhất là sử dụng mã hóa 3DES. Tuy nhiên những thiết bị cũ và lỗi thời thường không mã hóa các dữ liệu như số thẻ tín dụng, ngày hết hạn, mã dịch vụ, CVV và dữ liệu con chip công cộng. Chúng được gửi trong văn bản đơn giản tới máy tính thông qua cổng USB hoặc cổng nối tiếp. Thu thập dữ liệu này đủ để sao chép một thẻ tín dụng.

Chú ý bảng sao kê thẻ tín dụng của bạn để kiểm tra tất cả các giao dịch và thông báo cho ngân hàng ngay lập tức nếu bạn nhìn thấy nghi ngờ.

Bất cứ nơi nào có thể, hãy cố gắng thanh toán bằng cách sử dụng một thiết bị POS không dây – chúng an toàn hơn so với kết nối bằng cổng nối tiếp hoặc cổng USB.

Sử dụng máy ATM ở Brazil

Theo Ngân hàng Thế giới, Brazil có 118 máy ATM trên 100.000 người, đứng thứ chín trên thế giới về số lượng ATM. Điều này cho thấy rất nhiều cơ hội đối với những kẻ lừa đảo để cài đặt skimmer (một dạng máy quay nhỏ), còn được gọi là thiết bị “Chupa Cabra”

Lời khuyên: Sử dụng tay bạn để che các phím trong khi nhập mã PIN, đó là một cách tuyệt vời để chống hầu hết các skimmer với camera ẩn.

Nếu bạn thấy điều gì đó không đúng, hãy thông báo cho ngân hàng, nơi sở hữu máy ATM, và đến nơi khác để rút tiền.
Fabio Assolini, nhà nghiên cứu bảo mật cấp cao, Trưởng Nhóm nghiên cứu & Phân tích toàn cầu tại Kaspersky Lab’s khuyên rằng: “Hãy thận trọng khi sử dụng máy ATM hoặc thanh toán bằng thẻ tín dụng của bạn. Đừng quên rằng tội phạm mạng ở Brazil sẽ thực hiện những chương trình độc hại của chúng mọi lúc. Cũng nên nhớ rằng sẽ an toàn hơn nếu các giao dịch được thực hiện ngay trước mặt bạn. Hãy cẩn thận với tai nạn bất ngờ có thể lấy mất thẻ của bạn trong tích tắc. Nếu điều đó xảy ra, kiểm tra xem thẻ xem nó có còn thực sự là của mình. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ gì, lập tức báo cho ngân hàng.”

Thông tin chi tiết có thể xem thêm tại securelist.com.

Bài viết liên quan

Kaspersky tiết lộ hơn 500.000 vụ tấn công lừa đảo nhắm vào các doanh nghiệp tại Đông Nam Á trong năm 2024
Kaspersky tiết lộ hơn 500.000 vụ tấn công lừa đảo nhắm vào các doanh nghiệp tại Đông Nam Á trong năm 2024

Theo dữ liệu mới nhất từ công ty an ninh mạng và bảo mật kỹ thuật số toàn cầu Kaspersky, tội phạm mạng đã lợi dụng các liên kết lừa đảo tài chính để xâm nhập vào hệ thống của các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á.

Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới SalmonSlalom nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới SalmonSlalom nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Nhóm chuyên gia Kaspersky ICS CERT vừa phát hiện một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Kẻ tấn công lợi dụng các dịch vụ điện toán đám mây hợp pháp để quản lý phần mềm độc hại và triển khai quy trình tấn công, gồm nhiều giai đoạn phức tạp để vượt kiểm duyệt của các hệ thống phát hiện xâm nhập.

Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ghi nhận số vụ tấn công an ninh mạng nghiêm trọng giảm còn 1/3 trong năm 2024
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ghi nhận số vụ tấn công an ninh mạng nghiêm trọng giảm còn 1/3 trong năm 2024

Theo báo cáo mới nhất từ giải pháp Kaspersky Managed Detection and Response (MDR) của Kaspersky, tổng số vụ tấn công an ninh mạng, có sự can thiệp trực tiếp của con người, vào các cơ quan Chính phủ và các ngành công nghiệp phát triển đã giảm đáng kể trong năm 2024. Trong khi đó, các lĩnh vực thực phẩm, công nghệ thông tin (IT), viễn thông và công nghiệp lại ghi nhận sự gia tăng.

Kaspersky báo cáo mã độc đánh cắp dữ liệu làm rò rỉ hơn 2 triệu thẻ ngân hàng
Kaspersky báo cáo mã độc đánh cắp dữ liệu làm rò rỉ hơn 2 triệu thẻ ngân hàng

Theo ước tính từ Kaspersky Digital Footprint Intelligence, có tới 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên dark web. Con số này được xác định dựa trên quá trình phân tích các tệp nhật ký từ mã độc đánh cắp dữ liệu trong giai đoạn 2023-2024.

Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ngân hàng trên smartphone tăng gấp ba lần trong năm 2024
Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ngân hàng trên smartphone tăng gấp ba lần trong năm 2024

Trong năm qua, Kaspersky đã phát hiện hơn 33,3 triệu cuộc tấn công nhắm vào người dùng smartphone trên toàn cầu, liên quan đến nhiều loại mã độc và phần mềm không mong muốn.

Nhận ưu đãi Bỏ qua