Tình hình thư rác trong tháng 6: Thư giả mạo dịch vụ đặt vé, đặt phòng tăng đột biến

pull-icon
logo-mobile

Danh mục

Tình hình thư rác trong tháng 6: Thư giả mạo dịch vụ đặt vé, đặt phòng tăng đột biến

Trong tháng 6 đã có nhiều sự thay đổi đối tượng tấn công của tội phạm mạng, các nhà nghiên cứu tại Kaspersky đã phát hiện ra các tin nhắn lừa đảo bắt chước dịch vụ đặt phòng, đặt vé tăng đột biến. Bên cạnh đó, Đức được xem là một khu vực có biến động mạnh về số lượng các phát hiện diệt virus, tăng gấp đôi so với tháng trước, loại Anh Quốc ra khỏi vị trí dẫn đầu.

Các nhà nghiên cứu tại Kaspersky đã phát hiện ra các tin nhắn lừa đảo bắt chước dịch vụ đặt phòng tăng đột biến trong tháng 6. Các thông báo giả mạo này thường có chứa phần mềm gián điệp Ursnif Trojan, sẽ giả mạo các hóa đơn xác nhận đặt phòng khách sạn hay vé máy bay. Ursnif Trojan này được sử dụng để đánh cắp dữ liệu bí mật và gửi đến một máy chủ từ xa. Ngoài ra Trojan này còn có thể tải về và khởi động các chương trình độc hại khác, cũng như vô hiệu hóa một số ứng dụng hệ thống như tường lửa.

Tháng trước, nhà sản xuất trò chơi Electronic Arts ở Mỹ đã nằm trong tầm ngắm của các đối tượng chuyên về lừa đảo, cụ thể là việc những kẻ lừa đảo sử dụng các thông báo giả mạo để truy cập vào tài khoản cá nhân của người sử dụng trong cửa hàng trực tuyến Origin của công ty. Sau đó, bọn chúng sử dụng một thủ thuật cũ là gửi email cho tất cả người dùng nói rằng cửa hàng trực tuyến này đã được tăng cường bảo vệ tài khoản và yêu cầu người nhận xác nhận họ đang có một tài khoản.

Những con số về thư rác trong tháng 6:

  • Tỷ lệ thư rác trong lưu lượng truy cập email trung bình 64,8%, giảm 5% so với tháng 5
  • Ba nguồn thư rác hàng đầu trên thế giới trong tháng 6: Mỹ (13,2%), Nga (7%) và Trung Quốc (5.6%).
  • Đức được xem là một khu vực có biến động mạnh về số lượng phát hiện mã độc, tăng gấp đôi so với tháng trước, lên đến 16,4% và loại Anh Quốc với 7% ra khỏi vị trí dẫn đầu. Mỹ đứng ở vị trí thứ 2 với 9%.

Một lần nữa đứng đầu danh sách các phần mềm độc hại lây lan qua email là Trojan-Spy.HTML.Fraud.gen. Mối đe dọa này xuất hiện như là một trang web lừa đảo HTML, sẽ gửi email giả dạng một thông báo quan trọng từ các ngân hàng, cửa hàng trực tuyến và các nhà phát triển phần mềm.

Xếp ở vị trí thứ hai là Trojan- Downloader.MSWord.Agent.z. Chương trình độc hại này là một tập tin dưới định dạng *.doc được đính kèm các đoạn mã macro mà chúng sẽ tự tải và và chạy chương trình độc hại khác. Đứng ở vị trí thứ 3 là một Trojan downloader từ gia đình Bublik- chức năng chính của nó là tải trái phép và cài đặt phiên bản mới của phần mềm độc hại vào máy tính của nạn nhân.

Tatyana Shcherbakova, Chuyên viên phân tích chống thư rác tại Kaspersky Lab nhận xét: “Trong tháng sáu, những sự kiện cao cấp về chính trị và thể thao đã bị bọn lừa đảo sử dụng để lừa người dùng. Trong thời gian chuẩn bị cho World Cup- một sự kiện lớn với những người hâm mộ bóng đá, những kẻ lừa đảo cố gắng để có được thông tin ngân hàng của người sử dụng bằng cách yêu cầu họ tham gia vào cuộc thi để giành vé. Những kẻ lừa đảo ở Nigeria lại lợi dụng tình hình ở Ukraine và yêu cầu giúp đỡ tài chính.

Các trang web hỗ trợ tìm kiếm email tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng là các mục tiêu phổ biến nhất của những kẻ lừa đảo (chiếm 32,1% của tất cả các cuộc tấn công). Đứng thứ hai là các trang mạng xã hội với 27.7%, tăng 3,7% so với tháng Năm. Xếp vị trí thứ 3 là các tổ chức tài chính, thanh toán điện tử (11.6%) giảm 1.3%. Cửa hàng trực tuyến xếp vị trí thứ 4 (10.6%) giảm 1.5%. Đứng ở vị trí thứ 5 trong các mục tiêu tấn công của thư rác độc hại là điện thoại và các nhà cung cấp dịch vụ Internet vì tỷ lệ các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu này đã giảm 0,1%.

Bài viết liên quan

Các mối đe dọa an ninh mạng tại Việt Nam gia tăng đáng kể trong Quý 3 2024
Các mối đe dọa an ninh mạng tại Việt Nam gia tăng đáng kể trong Quý 3 2024

Dữ liệu mới nhất từ Kaspersky đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng Việt Nam. Các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật (social engineering), đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, đòi hỏi sự đề cao cảnh giác. Trước bối cảnh chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, Kaspersky đưa ra những khuyến cáo cấp thiết nhằm giúp các tổ chức và cá nhân ứng phó hiệu quả, tự vệ trước các mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi.

Kaspersky phát hiện biến thể Lite mới của malware Grandoreiro
Kaspersky phát hiện biến thể Lite mới của malware Grandoreiro

Tại Hội nghị thượng đỉnh phân tích bảo mật (SAS) 2024, Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky (GReAT) tiết lộ một phát hiện đáng chú ý: một phiên bản Lite của phần mềm độc hại Grandoreiro đang nhắm mục tiêu vào khoảng 30 ngân hàng tại Mexico. Mặc dù những kẻ chủ mưu đứng sau việc phát tán Grandoreiro đã bị bắt giữ từ đầu năm nay, các nhóm tội phạm mạng khác vẫn tiếp tục lợi dụng loại malware này để thực hiện các cuộc tấn công.

Gần một nửa công ty công nghiệp nặng đối mặt với sự cố mạng hàng tháng
Gần một nửa công ty công nghiệp nặng đối mặt với sự cố mạng hàng tháng

Báo cáo của Kaspersky về thách thức an ninh mạng đối với các công ty công nghiệp nặng có cơ sở hạ tầng phân tán trên nhiều khu vực địa lý chỉ ra một thực tế đáng báo động: Một phần ba công ty trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường xuyên gặp phải các sự cố mạng. Cụ thể, 45% công ty phải đối mặt với tình trạng này vài lần mỗi tháng, đáng chú ý chỉ 12% gặp sự cố mạng một lần/năm hoặc ít hơn.

Kaspersky giới thiệu giải pháp bảo vệ nâng cao cho các công ty công nghiệp nặng
Kaspersky giới thiệu giải pháp bảo vệ nâng cao cho các công ty công nghiệp nặng

Trước những thách thức ngày càng lớn và các mối đe dọa gia tăng đối với công nghệ vận hành (OT) và cơ sở hạ tầng thiết yếu, Kaspersky đã nâng cấp giải pháp Kaspersky Industrial CyberSecurity (KICS) - nền tảng XDR chuyên dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp nặng và giải pháp MDR (Managed Detection and Response) cho các Hệ thống Điều khiển Công nghiệp (ICS). Đây là một giải pháp giúp các tổ chức thiếu nhân lực chuyên môn có thể tìm đến các trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) để được hỗ trợ.

Kaspersky: Một nửa công cụ exploit rao bán trên web đen nhắm vào lỗ hổng zero-day chưa được khắc phục
Kaspersky: Một nửa công cụ exploit rao bán trên web đen nhắm vào lỗ hổng zero-day chưa được khắc phục

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 9 năm 2024, các chuyên gia củaKaspersky Digital Footprint Intelligence đã phát hiện 547 tin đăng quảng cáo mua bán công cụ exploit.

Nhận ưu đãi Bỏ qua