Ransomware – Mã độc mã hóa dữ liệu và các khuyến cáo từ Kaspersky Lab

pull-icon
logo-mobile

Danh mục

Ransomware – Mã độc mã hóa dữ liệu và các khuyến cáo từ Kaspersky Lab

Những ngày gần đây, Kaspersky Lab nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ từ người dùng Việt Nam liên quan đến việc dữ liệu trong máy tính bị lây nhiễm mã độc Ransomware, loại mã độc mã hóa tập tin, dẫn đến trình trạng không thể phục hồi các tập tin đã bị mã hóa. Trước khả năng có thể lây lan rộng rãi của loại mã độc này, Kaspersky Lab đưa ra một số khuyến cáo để người dùng lưu ý và cẩn trọng.

Ransomware là gì?

Đây là cách gọi tên của dạng mã độc mới nhất và có tính nguy hiểm cao độ đối với nhân viên văn phòng, bởi nó sẽ mã hóa toàn bộ các file word, excel và các tập tin khác trên máy tính bị nhiễm làm cho nạn nhân không thể mở được file. Các chuyên gia của Kaspersky Lab nhận dạng các trường hợp bị nhiễm nhiều nhất tại Việt Nam là do một thành viên của Ransomware – Trojan-Ransom.Win32.Onion gây nên.

Người dùng cần biết gì về mã độc này?

Các thành viên của Ransomware sử dụng công nghệ mã hóa “Public-key”, vốn là một phương pháp đáng tin cậy nhằm bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm. Tội phạm mạng đã lợi dụng công nghệ này và tạo ra những chương trình độc hại để mã hóa dữ liệu của người dùng. Một khi dữ liệu đã bị mã hóa thì chỉ có một chìa khóa đặc biệt bí mật mới có thể giải mã được. Và bọn chúng thường tống tiền người dùng để trao đổi chìa khóa bí mật này. Nguy hiểm ở chỗ, chỉ duy nhất chìa khóa bí mật này mới có thể giải mã được và phục hồi dữ liệu.

Các chuyên gia của Kaspersky Lab đã nghiên cứu không ngừng để chống lại các phần mềm độc hại này. Trong một số trường hợp cụ thể, chúng tôi có thể phân tích được loại mật mã được sử dụng để lập trình nên mã độc. Tuy nhiên, cũng có một số Ransomware tuyệt nhiên không để lộ bất kỳ thông tin quan trọng nào. Thêm vào đó, một số Ransomware được tạo ra với mục đích là dữ liệu sẽ không bao giờ được phục hồi dù có tìm ra được chìa khóa đi chăng nữa.

Lưu ý rằng, Ransomware chỉ có thể hoạt động sau khi được cài đặt trên một máy tính. Và các sản phẩm của Kaspersky Lab đã ngăn chặn khá nhiều các lây lan như thế này.

Khuyến nghị phòng ngừa mã độc mã hóa dữ liệu – Ransomware

  • Không mở các file đính kèm từ những email chưa rõ danh tính.
  • Luôn đảm bảo hệ điều hành, phần mềm, các ứng dụng và phần mềm diệt virus được cập nhật thường xuyên và không tắt chương trình Kaspersky trong mọi thời điểm.
  • Đảm bảo tính năng System Watcher (Giám sát hệ thống) của chương trình Kaspersky đã được bật.
  • Sao lưu dữ liệu và bảo vệ dữ liệu bằng các thiết bị rời. Cách tốt nhất để đảm bảo sự an toàn của dữ liệu quan trọng là có một lịch trình sao lưu phù hợp. Sao lưu phải được thực hiện thường xuyên và hơn thế nữa bản sao cần phải được tạo ra trên một thiết bị lưu trữ chỉ có thể truy cập trong quá trình sao lưu. Tức là một thiết bị lưu trữ di động ngắt kết nối ngay lập tức sau khi sao lưu. Việc không tuân thủ các khuyến nghị này sẽ dẫn đến các tập tin sao lưu cũng sẽ bị tấn công và mã hóa bằng các phần mềm tống tiền theo cách tương tự như trên các phiên bản tập tin gốc.
  • Cấu hình hạn chế truy cập đến các thư mục chia sẻ trong mạng.
  • Bật tính năng System Protection (System Restore) cho tất cả các ổ đĩa.
  • Đây là bước rất quan trọng nhằm ngăn ngừa phần mềm mã hóa: cấu hình quyền truy cập đến các dạng file được bảo vệ. Người dùng có thể tham khảo thêm cách “cấu hình thiết lập KES” tại đây http://support.kaspersky.co.uk/10905#block1

Trong trường hợp tập tin bị mã hóa:

  • Tắt tính năng tự động xóa các tập tin bị nhiễm mã độc và đảm bảo rằng tập tin bị nhiễm nằm trong khu vực cách ly của chương trình Kaspersky. Bởi vì có thể các tập tin bị lây nhiễm có chứa các chìa khóa hữu ích cho việc giải mã.
  • Gửi các tập tin đáng ngờ dạng nén với mật khẩu về cho các chuyên gia Kaspersky qua email newvirus@kaspersky.com
  • Thử khôi phục các file bị ảnh hưởng từ Windows:
  • Thử dùng các công cụ giải mã của Kaspersky như
    • RectorDecryptor
    • XoristDecryptor
    • RakhniDecryptor

Tìm hiểu thêm về các cách phòng ngừa phần mềm mã hóa dữ liệu tại http://support.kaspersky.co.uk/viruses/common/10952

Bài viết liên quan

Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới SalmonSlalom nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới SalmonSlalom nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Nhóm chuyên gia Kaspersky ICS CERT vừa phát hiện một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Kẻ tấn công lợi dụng các dịch vụ điện toán đám mây hợp pháp để quản lý phần mềm độc hại và triển khai quy trình tấn công, gồm nhiều giai đoạn phức tạp để vượt kiểm duyệt của các hệ thống phát hiện xâm nhập.

Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ghi nhận số vụ tấn công an ninh mạng nghiêm trọng giảm còn 1/3 trong năm 2024
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ghi nhận số vụ tấn công an ninh mạng nghiêm trọng giảm còn 1/3 trong năm 2024

Theo báo cáo mới nhất từ giải pháp Kaspersky Managed Detection and Response (MDR) của Kaspersky, tổng số vụ tấn công an ninh mạng, có sự can thiệp trực tiếp của con người, vào các cơ quan Chính phủ và các ngành công nghiệp phát triển đã giảm đáng kể trong năm 2024. Trong khi đó, các lĩnh vực thực phẩm, công nghệ thông tin (IT), viễn thông và công nghiệp lại ghi nhận sự gia tăng.

Kaspersky báo cáo mã độc đánh cắp dữ liệu làm rò rỉ hơn 2 triệu thẻ ngân hàng
Kaspersky báo cáo mã độc đánh cắp dữ liệu làm rò rỉ hơn 2 triệu thẻ ngân hàng

Theo ước tính từ Kaspersky Digital Footprint Intelligence, có tới 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên dark web. Con số này được xác định dựa trên quá trình phân tích các tệp nhật ký từ mã độc đánh cắp dữ liệu trong giai đoạn 2023-2024.

Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ngân hàng trên smartphone tăng gấp ba lần trong năm 2024
Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ngân hàng trên smartphone tăng gấp ba lần trong năm 2024

Trong năm qua, Kaspersky đã phát hiện hơn 33,3 triệu cuộc tấn công nhắm vào người dùng smartphone trên toàn cầu, liên quan đến nhiều loại mã độc và phần mềm không mong muốn.

Kaspersky ghi nhận gần 900 triệu vụ tấn công lừa đảo trong năm 2024
Kaspersky ghi nhận gần 900 triệu vụ tấn công lừa đảo trong năm 2024

Các giải pháp bảo mật của Kaspersky đã ngăn chặn hơn 893 triệu vụ tấn công lừa đảo trong năm 2024 – nhiều hơn 26% so với gần 710 triệu vụ tấn công trong năm 2023. Biểu đồ dưới đây cho thấy số vụ tấn công tăng mạnh trong mùa du lịch từ tháng 5 đến tháng 7. Vào giai đoạn này, tội phạm mạng thường sử dụng các chiêu trò lừa đảo, đánh vào tâm lý của du khách với vé máy bay và đặt phòng khách sạn giả mạo, tour du lịch không có thật và những ưu đãi "hấp dẫn đến mức khó tin".

Nhận ưu đãi Bỏ qua