Báo cáo này bổ sung cho Kaspersky Security Bulletin, số liệu thống kê toàn cầu và tổng quan về các mối đe dọa với dữ liệu theo từng quốc gia riêng biệt. Những báo cáo trên đều dựa trên dữ liệu có được từ Mạng lưới Bảo mật Kaspersky (KSN). KSN tích hợp công nghệ dựa trên điện toán đám mây vào sản phẩm cá nhân và doanh nghiệp và đây là một trong những công nghệ quan trọng nhất của Kaspersky Lab.
Báo cáo toàn cầu Kaspersky Security Bulletin quý IV năm 2015 được công bố trên Securelist.com.
KSN giúp chuyên gia Kaspersky Lab nhanh chóng phát hiện phần mềm độc hại mới trong thời gian thực khi không có bất kì dấu hiệu hay quá trình quét thử nào. KSN giúp xác định nguồn phần mềm độc hại gia tăng trên Internet và ngăn người dùng truy cập vào chúng.
Nhờ vào phản ứng cực nhanh của KSN trước những mối đe dọa mới, chúng ta có thể chặn những chương trình mới chạy trên máy tính người dùng chỉ trong vài giây sau khi phát hiện chúng mà không cần update cơ sở dữ liệu antivirus trước.
Số liệu trong báo cáo này (ngoại trừ số liệu về spam) hoàn toàn dựa trên dữ liệu ẩn danh từ sản phẩm Kaspersky Lab được cài đặt trên máy người dùng tại Việt Nam và được sử dụng dựa trên sự đồng ý của người dùng.
Mối đe dọa từ web
Tấn công thông qua trình duyệt là phương thức cơ bản để phát tán chương trình độc hại. Dưới đây là những phương pháp tội phạm mạng thường sử dụng nhất để xâm nhập hệ thống:
Khai thác lỗ hổng trên trình duyệt và plugins (tấn công bằng download)
Sự lây nhiễm trong loại tấn công này diễn ra khi người dùng truy cập trang web nhiễm độc mà họ không hay biết. Đây là phương pháp được tội phạm mạng sử dụng trong hầu hết các cuộc tấn công. Sự bảo vệ trước tấn công loại này đòi hỏi giải pháp Internet Security phải có khả năng phát hiện mối đe dọa được tải xuống từ Internet và cài đặt tất cả cập nhật mới nhất cho trình duyệt và plugin kịp thời. Một công nghệ quan trọng khác được Kaspersky Lab phát triển là Automatic Exploit Prevention, được đặc biệt thiết kế để chống lại các mối đe dọa web phức tạp khai thác lỗ hổng mới trên phần mềm.
Kỹ thuật xã hội
Những cuộc tấn công này cần có sự tham gia của người dùng, nghĩa là họ phải tải về máy tính tập tin độc hại. Việc này xảy ra khi tội phạm mạng lừa nạn nhân tin rằng họ đang tải xuống chương trình hợp pháp.
Bảo vệ trước những cuộc tấn công như vậy đòi hỏi giải pháp antivirus cho web phải có khả năng phát hiện mối đe dọa ngay khi nó đang được tải xuống từ Internet.
Trong giai đoạn từ tháng 10 – tháng 12/2015, sản phẩm của Kaspersky Lab đã phát hiện 6,828,450 phần mềm độc hại từ Internet trên máy tính người dùng thuộc KSN tại Việt Nam.
Nhìn chung, 35% người dùng đã bị mối đe dọa từ web tấn công trong giai đoạn này.
Số liệu trên đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 trên thế giới về mối nguy hiểm khi lướt web.
Top 5 quốc gia
Thứ hạng | Quốc gia | Tỉ lệ người dùng |
1 | Nga | 36.0% |
2 | Trung Quốc | 36.0% |
3 | Việt Nam | 35.0% |
4 | Kazakhstan | 31.0% |
5 | Nepal | 30.5% |
Các mối đe dọa offline
Sử dụng số liệu thống kê cục bộ về sự lây nhiễm theo người sử dụng máy tính là công cụ cực kì quan trọng. Worm và virus chiếm phần lớn trong các trường hợp này. Số liệu dưới đây chỉ ra mức độ thường xuyên mà người dùng bị tấn công bởi phần mềm độc hại phát tán qua USB, CD và DVD và các phương thức “offline” khác.
Sự bảo vệ trước những cuộc tấn công như vậy không chỉ đòi hỏi giải pháp antivirus phải có khả năng xử lý tập tin nhiễm độc mà còn cần firewall, chức năng anti-rootkit và khả năng kiểm soát thiết bị di động.
Trong giai đoạn từ tháng 10 – 12/2015, sản phẩm của Kaspersky Lab đã phát hiện 94,372,694 vụ việc có liên quan đến phần mềm độc hại trên máy tính người dùng thuộc KSN tại Việt Nam.
Nhìn chung, 62,8% người dùng quốc gia bị tấn công bởi mối đe dọa trong nước trong giải đoạn này. Số liệu trên đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ 4 trên toàn thế giới.
TOP 5 quốc gia
Thứ hạng | Quốc gia | Tỷ lệ người dùng |
1 | Bangladesh | 64.7% |
2 | Yemen | 64.5% |
3 | Somalia | 64.1% |
4 | Việt Nam | 62.8% |
5 | Nga | 62.6% |
Máy chủ độc hại
Khi khách hàng của Kaspersky Lab bị mối đe dọa trực tuyến tấn công, chúng tôi đã ghi lại nguồn phát tán nó, tức là vị trí mà đối tượng độc hại cố gắng lây nhiễm hệ thống. Theo dữ liệu đó, tỷ lệ vụ việc gây ra bởi phần mềm độc hại tại Việt Nam là 0.6%, tức 1,572,771 vụ trong giai đoạn tháng 10 – 12/2015.
Số liệu đưa Việt Nam lên vị trí thứ 11 thế giới.
TOP 5 quốc gia
Thứ hạng | Quốc gia | Sự nhiễm độc |
1 | Hoa Kỳ | 25.49% |
2 | Hà Lan | 19.39% |
3 | Đức | 9.73% |
4 | Anh | 5.19% |
5 | Nga | 4.26% |