Sự an toàn của người dùng trong môi trường ảo tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên là tùy thuộc vào khả năng đưa ra lựa chọn đúng đắn của người dùng. Thói quen online có thể giúp bạn bảo vệ danh tính ảo, tiền bạc và dữ liệu cá nhân của mình hoặc có thể bắt được tội phạm mạng dễ dàng.
Kaspersky Lab muốn mọi người chú ý đến vấn đề này bằng bài kiểm tra nhằm giúp người dùng đánh giá mức độ hiểu biết của mình về mạng và xem liệu hoạt động trên Internet của mình có an toàn hay không.
Theo khảo sát hàng năm về mối đe dọa an ninh người dùng 2015, người dùng ngày càng lo ngại về các mối đe dọa mạng và lưu trữ thông tin cá nhân trên thiết bị nhiều hơn nhưng lại bất cẩn hơn. Cụ thể là phần trăm số người được khảo sát sẵn sàng nhập thông tin tài chính hoặc cá nhân vào những trang web mà họ không biết rõ tăng nhẹ trong năm 2014, từ 30% lên 31%. Trong khi đó, số người tin rằng mình không phải mục tiêu của tấn công mạng tăng mạnh từ 40% lên 46%.
Cùng thời điểm, người dùng Internet thường không nhận thấy mối đe dọa tiềm ẩn cho đến khi gặp phải nó. Đây là kết quả của cuộc kiểm tra được Kaspersky Lab thực hiện từ 18000 người trên toàn thế giới. Bài kiểm tra nhận thấy người tham gia khảo sát bị đe dọa bởi nhiều trường hợp nguy hiểm tiềm tàng thường xuyên xảy ra khi lướt web, tải xuống file hoặc truy cập mạng xã hội. Mỗi trường hợp đưa ra nhiều lựa chọn để trả lời. Tùy thuộc vào kết quả không tốt có thể xảy ra, mỗi câu trả lời có một số điểm nhất định, nếu lựa chọn của người dùng càng an toàn thì điểm càng cao và ngược lại.
Đại diện 16 quốc gia có số điểm trung bình là 95/150. Có nghĩa là họ chỉ chọn lựa chọn an toàn trong phân nửa số trường hợp giả thuyết. Trong số trường hợp còn lại, họ tự đặt mình vào nguy cơ xảy ra kết quả không mong muốn chẳng hạn như rò rỉ thông tin nhạy cảm.
Trong quá trình khảo sát, chỉ 24% số người tham gia có khả năng nhận biết trang web thật mà không cần chọn một trang giả mạo khác. Ngoài ra, 58% số người tham gia khảo sát chỉ chọn trang lừa đảo được thiết kế để đánh đắp thông tin người dùng mà không chọn trang web thật. Cuộc khảo sát cũng nhận thấy khi nhận email khả nghi, 1/10 người dùng sẵn sàng mở file đính kèm mà không kiểm tra nó – đây là cách khởi chạy chương trình độc hại trong nhiều trường hợp. 19% số người tham gia khảo khác vô hiệu hóa giải pháp an ninh nếu giải pháp đó cố gắng ngăn chặn cài đặt chương trình vì cho rằng nó nguy hiểm.
David Emm, Trưởng nhóm các nhà nghiên cứu An ninh, Kaspersky Lab cảnh báo: “Tự bảo vệ là một phần không thể thiếu của sự tồn tại của chúng tôi. Trong thế giới thực, chúng ta biết làm thế nào để giảm nguy cơ mất mát tiền hoặc tài sả khi chúng ta đã học được điều đó từ khi còn nhỏ. Khi chúng ta offline, chúng ta vẫn luôn luôn cảnh giác, nhưng khi nói đến Internet, bản năng tự bảo vệ thường không đúng. Tất nhiên, ngày nay mọi thứ đều có dạng số: cuộc sống cá nhân, tài sản trí tuệ và tiền bạc. Tất cả điều này đòi hỏi chúng ta áp dụng cùng một loại trách nhiệm như trong cuộc sống thực và chi phí làm cho sai lầm trực tuyến xảy ra cũng cao như vậy. Đó là lý do tại sao chúng tôi khuyến khích tất cả mọi người cùng phát triển với công nghệ và nâng cao hiểu biết về mạng”.
Bạn có thể quét thiết bị để phát hiện phần mềm độc hại hoặc lỗ hổng với sự trợ giúp từ công cụ miễn phí của Kaspersky Lab tại http://free.kaspersky.com. Để xác định mức độ hiểu biết về mạng của bạn, truy cập https://blog.kaspersky.com/cyber-savvy-quiz/. Để nhận lời khuyên cho hoạt động online an toàn, truy cập https://blog.kaspersky.com/tag/cybersavvy.