Doanh nghiệp mất đến nửa triệu USD do sự cố bảo mật

pull-icon
logo-mobile

Danh mục

Doanh nghiệp mất đến nửa triệu USD do sự cố bảo mật

Ngân sách trung bình cần thiết để phục hồi doanh nghiệp lớn do sự cố bảo mật là 551.000 USD và 38.000 USD cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là phát hiện quan trọng trong bản báo cáo đặc biệt dựa trên một cuộc khảo sát 5.500 công ty trên toàn thế giới do Kaspersky Lab và B2B International thực hiện trong năm 2015. Theo khảo sát, loại sự cố bảo mật gây tổn hại nhất là nhân viên gian lận, hoạt động của gián điệp mạng, xâm nhập mạng và sự thất bại của các nhà cung cấp bên thứ ba.

Các loại sự cố

Sự cố hệ thống CNTT nghiêm trọng gây ra nhiều vấn đề cho doanh nghiệp. Có quá nhiều tổn hại đôi lúc sẽ rất khó để nạn nhân ước tính tổng chi phí mà sự cố gây ra. Cuộc khảo sát sử dụng phương pháp dựa trên dữ liệu từ nhiều năm trước để xác định lĩnh vực công ty phải chi trả sau khi gặp sự cố, hay có thể hiểu là sự cố dẫn đến mất tiền. Thông thường, các doanh nghiệp phải chi nhiều hơn cho các dịch vụ chuyên nghiệp (chẳng hạn như thuê ngoài chuyên gia IT, luật sư, tư vấn, v.v…), và kiếm được ít hơn do thời gian chết và bị mất cơ hội kinh doanh.

Xác suất xảy ra cho từng loại trên là khác nhau nên cần được cân nhắc cùng với quy mô công ty. Một phương pháp tương tự đã được sử dụng để ước tính chi phí gián tiếp: các doanh nghiệp phân bổ ngân sách sau khi phục hồi, nhưng vẫn liên quan đến sự cố bảo mật. Vì vậy, trong các con số nói trên, các doanh nghiệp thường phải trả từ 8.000 USD (doanh nghiệp vừa và nhỏ) đến 69,000 USD (doanh nghiệp lớn) cho vấn đề nhân sự, đào tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Số tiền trung bình doanh nghiệp phải trả do sự cố:

  • Dịch vụ chuyên nghiệp (CNTT, quản trị rủi ro, luật sư): lên đến 84.000 USD với xác suất 88%
  • Mất cơ hội kinh doanh: lên đến 203.000 USD, 29%
  • Thời gian chết: lên đến 1.400 USDm 30%
  • Tổng trung bình: 551.000 USD
  • Chi phí gián tiếp: lên đến 69.000 USD
  • Bao gồm tổn hại uy tín: lên đến 204.750 USD

Doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn: gặp sự cố theo những cách khác nhau

9 trong 10 doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ gặp phái ít nhất 1 sự cố bảo mật. Tuy nhiên, không phải sự cố nào cũng nghiêm trọng hoặc dẫn đến tình trạng mất dữ liệu nhạy cảm. Bị phần mềm độc hại tấn công, lừa đảo bằng email, rò rỉ dữ liệu của nhân viên và khai thác phần mềm dễ bị tấn công là nguyên nhân gây ra sự cố bảo mật nghiêm trọng thường thấy nhất. Dự toán cung cấp cái nhìn mới về sự nghiêm trọng của sự cố bảo mật CNTT và triển vọng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và tập đoàn khá khác nhau.

Doanh nghiệp lớn chi trả một số tiền đáng kể hơn cho sự cố bảo mật xảy ra do lỗi của bên thứ ba. Những loại sự cố gây tổn hại khác bao gồm nhân viên gian lận, hoạt động gián điệp mạng và xâm nhập mạng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có khuynh hướng chi rất nhiều tiền cho hầu hết các loại sự cố để phục hồi từ hoạt động gián điệp cũng như tấn công DDoS và lừa đảo bằng email.

Brian Burke, Trưởng nhóm Tình báo Thị trường, Kaspersky Lab cho biết: “Chúng tôi chưa gặp nhiều báo cáo về hậu quả do sự cố bảo mật gây ra, ước tính tổn thất về tiền mặt. Đưa ra tiêu chuẩn đáng tin cậy là không dễ, nhưng chúng tôi hiểu rằng chúng tôi phải thực hiện việc đó, làm cầu nối giữa lý thuyết bối cảnh của mối đe dọa doanh nghiệp và thực tiễn kinh doanh. Kết quả, chúng tôi đã có danh sách các mối đe dọa doanh nghiệp gây ra nhiều tổn thất nhất mà chúng tôi tin rằng doanh nghiệp nên hết sức chú ý”.

Để tải bản báo cáo đầy đủ về chi phí sự cố bảo mật, click tại đây.

Bài viết liên quan

Kaspersky tiết lộ hơn 500.000 vụ tấn công lừa đảo nhắm vào các doanh nghiệp tại Đông Nam Á trong năm 2024
Kaspersky tiết lộ hơn 500.000 vụ tấn công lừa đảo nhắm vào các doanh nghiệp tại Đông Nam Á trong năm 2024

Theo dữ liệu mới nhất từ công ty an ninh mạng và bảo mật kỹ thuật số toàn cầu Kaspersky, tội phạm mạng đã lợi dụng các liên kết lừa đảo tài chính để xâm nhập vào hệ thống của các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á.

Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới SalmonSlalom nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới SalmonSlalom nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Nhóm chuyên gia Kaspersky ICS CERT vừa phát hiện một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các tổ chức công nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Kẻ tấn công lợi dụng các dịch vụ điện toán đám mây hợp pháp để quản lý phần mềm độc hại và triển khai quy trình tấn công, gồm nhiều giai đoạn phức tạp để vượt kiểm duyệt của các hệ thống phát hiện xâm nhập.

Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ghi nhận số vụ tấn công an ninh mạng nghiêm trọng giảm còn 1/3 trong năm 2024
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ghi nhận số vụ tấn công an ninh mạng nghiêm trọng giảm còn 1/3 trong năm 2024

Theo báo cáo mới nhất từ giải pháp Kaspersky Managed Detection and Response (MDR) của Kaspersky, tổng số vụ tấn công an ninh mạng, có sự can thiệp trực tiếp của con người, vào các cơ quan Chính phủ và các ngành công nghiệp phát triển đã giảm đáng kể trong năm 2024. Trong khi đó, các lĩnh vực thực phẩm, công nghệ thông tin (IT), viễn thông và công nghiệp lại ghi nhận sự gia tăng.

Kaspersky báo cáo mã độc đánh cắp dữ liệu làm rò rỉ hơn 2 triệu thẻ ngân hàng
Kaspersky báo cáo mã độc đánh cắp dữ liệu làm rò rỉ hơn 2 triệu thẻ ngân hàng

Theo ước tính từ Kaspersky Digital Footprint Intelligence, có tới 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên dark web. Con số này được xác định dựa trên quá trình phân tích các tệp nhật ký từ mã độc đánh cắp dữ liệu trong giai đoạn 2023-2024.

Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ngân hàng trên smartphone tăng gấp ba lần trong năm 2024
Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ngân hàng trên smartphone tăng gấp ba lần trong năm 2024

Trong năm qua, Kaspersky đã phát hiện hơn 33,3 triệu cuộc tấn công nhắm vào người dùng smartphone trên toàn cầu, liên quan đến nhiều loại mã độc và phần mềm không mong muốn.

Nhận ưu đãi Bỏ qua