Nửa đầu 2022: Kaspersky phát hiện hơn 1,6 triệu hành vi giả mạo liên quan đến tài chính ở Đông Nam Á
Đại dịch đã thúc đẩy việc ứng dụng số ở Đông Nam Á và mang lại cho người dùng những thói quen mới. Nhiều người trong số đó đã trụ vững trước thời kỳ mà sức khỏe là vấn đề vô cùng cấp thiết. Trong khi đó, tội phạm mạng lợi dụng bối cảnh này để nhắm vào người dùng nhằm trục lợi.
Người sử dụng hệ thống thanh toán, cửa hàng và ngân hàng trực tuyến là những mục tiêu chính liên quan đến lừa đảo tài chính. Trong nửa đầu năm 2022, dữ liệu của Kaspersky cho thấy 1,6 triệu cuộc tấn công giả mạo liên quan đến tài chính đã được phát hiện và ngăn chặn ở Đông Nam Á.
Trong đó, số lượng tấn công lừa đảo liên quan đến hệ thống thanh toán là 840.254 vụ, theo sau là các cửa hàng thương mại điện tử với 621.640 vụ và ngân hàng trực tuyến với 142.354 vụ.
Số liệu trên là dữ liệu ẩn danh dựa trên thành phần tất định trong hệ thống Kaspersky Anti-Phishing trên máy tính người dùng, giúp phát hiện tất cả các trang có nội dung giả mạo mà người dùng đã cố gắng mở bằng cách nhấp vào liên kết trong e-mail hoặc khi lướt web, nếu liên kết này có trong cơ sở dữ liệu Kaspersky.
Các cuộc tấn công giả mạo liên quan đến hệ thống thanh toán được ghi nhận chiếm tỷ lệ cao nhất tại tất cả các quốc gia trong khu vực, ngoại trừ Thái Lan và Indonesia - nơi tấn công lừa đảo tập trung vào thương mại điện tử.
Tại Việt Nam, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn 56.392 cuộc tấn công giả mạo nhắm đến ngân hàng. Số liệu ghi nhận tại Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Singapore lần lượt là 27.458, 20.603, 13.899, 13.200, và 10.802 vụ.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á nói: “Nửa đầu năm nay các quốc Đông Nam Á bắt đầu mở cửa biên giới, trở về trạng thái bình thường mới nhưng nhiều thói quen hình thành từ đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục. Người dân đã tự do đi lại, làm việc, phần nào trở lại nhịp sinh hoạt cũ nhưng vẫn giữ thói quen sử dụng ngân hàng, mua sắm hay thực hiện các hoạt động tài chính trên môi trường trực tuyến vì sự tiện lợi mà nó mang lại”.
“Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trong khu vực đều đang ủng hộ Đông Nam Á hướng tới kỷ nguyên số. Trên thực tế, các quốc gia đã sẵn sàng liên kết hệ thống thanh toán bằng mã QR trước cuối năm nay để tránh sự phức tạp trong giao dịch tiền tệ. Sự phát triển này đáng hoan nghênh vì những lợi ích kinh tế lớn có thể đạt được cho người dân, nhưng đồng thời trở thành cơ hội cho giới tội phạm mạng. Khi hầu hết người dùng Đông Nam Á đã ý thức được các mối nguy nhắm tới tài chính của mình, tôi cho rằng đã tới lúc để chung tay hành động và áp dụng các biện pháp giữ an toàn cho thiết bị di động của mình để có thể yên tâm tận hưởng môi trường tài chính kết nối trong khu vực”, Yeo cho biết thêm.
Để đảm bảo an toàn cho tài khoản và thông tin cá nhân khỏi các chiến dịch tấn công giả mạo,chuyên gia bảo mật tại Kaspersky khuyến cáo người dùng, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sau:
Để tìm hiểu về các sản phẩm và ưu đãi từ Kaspersky, vui lòng truy cập https://kaspersky.proguide.vn
---
About Kaspersky
Kaspersky là công ty bảo mật kỹ thuật số và an ninh mạng toàn cầu được thành lập vào năm 1997. Chuyên môn sâu về bảo mật và tình báo về mối đe dọa của Kaspersky không ngừng chuyển đổi thành các giải pháp và dịch vụ bảo mật sáng tạo để bảo vệ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng quan trọng, chính phủ và người tiêu dùng trên toàn cầu. Danh mục bảo mật toàn diện của công ty bao gồm bảo vệ điểm cuối hàng đầu và một số giải pháp và dịch vụ bảo mật chuyên biệt để chống lại các mối đe dọa kỹ thuật số đang phát triển và phức tạp. Hơn 400 triệu người dùng được bảo vệ bởi các công nghệ của Kaspersky và chúng tôi giúp 240.000 khách hàng doanh nghiệp bảo vệ những gì quan trọng nhất đối với họ. Tìm hiểu thêm tại www.kaspersky.com.
Kaspersky hôm nay ra mắt Kaspersky Extended Detection and Response (XDR) tại Việt Nam. Đây là nền tảng giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất từ tấn công có chủ đích do ransomware (mã độc tống tiền) gây ra.
Kaspersky đã ngăn chặn hơn 300.000 cuộc tấn công ransomware đánh cắp dữ liệu doanh nghiệp trong năm 2022
Rò rỉ dữ liệu do tấn công mạng hoặc do nhân viên là những vấn đề bảo mật gây quan ngại nhất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNNV) và các tập đoàn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Sự quan tâm ngày càng tăng về bảo vệ dữ liệu cũng khiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chú ý hơn đến chính sách minh bạch đối với nhà cung cấp.
Theo khảo sát từ Kaspersky, một phần tư trong số các quản lý cấp cao từ các doanh nghiệp ở Đông Nam Á (ĐNA) không muốn thể hiện sự thiếu hiểu biết của mình khi thảo luận về các vấn đề an ninh mạng. Bên cạnh đó, cứ 10 nhà quản lý cấp cao thì có 1 người chưa bao giờ nghe nói về các mối đe dọa như Botnet, APT và khai thác Zero-Day. Tỷ lệ tương tự cũng xa lạ với các khái niệm an ninh mạng như DevSecOps, ZeroTrust, SOC và Pentesting.
Một nghiên cứu của Kaspersky đã tiết lộ rằng 37% các lãnh đạo cấp cao gặp khó khăn khi thảo luận về việc áp dụng giải pháp bảo mật mới với đội ngũ CNTT hoặc đồng nghiệp cùng bộ phận bảo mật CNTT. Trong khi đó, đối với nhân viên CNTT/ bảo mật CNTT thì chủ đề khó thảo luận nhất với cấp quản lý không chuyên CNTT là vấn đề tăng ngân sách cho an ninh mạng.