Sau một phân tích phần mềm độc hại cụ thể, các nhà nghiên cứu Kaspersky Lab đã kết nối cuộc tấn công vào cơ quan quốc phòng Hàn Quốc năm 2016 với một cuộc tấn công sau đó đã lây nhiễm 60 máy ATM và lấy trộm dữ liệu của hơn 2.000 thẻ tín dụng. Hơn nữa, mã độc và kỹ thuật được sử dụng trong cả hai cuộc tấn công có sự tương đồng với các cuộc tấn công trước đó được cho là do nhóm Lazarus khét tiếng, chịu trách nhiệm cho hàng loạt các cuộc tấn công tàn phá chống lại các tổ chức thương mại và chính phủ trên toàn thế giới
Vào tháng 8 năm 2016, một cuộc tấn công mạng vào Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã làm khoảng 3.000 máy chủ bị lây nhiễm. Cơ quan quốc phòng Hàn Quốc đã công bố sự cố vào tháng 12 năm 2016, thừa nhận rằng một số thông tin bí mật có thể đã bị lộ.
Sáu tháng sau đó, ít nhất 60 máy ATM ở Hàn Quốc, do một nhà cung cấp địa phương quản lý, đã bị nhiễm phần mềm độc hại. Sự cố đã được Viện Bảo mật Tài chính Hàn Quốc báo cáo, và theo Dịch vụ Giám sát Tài chính sự cố này đã dẫn đến việc 2.500 thẻ bị đánh cắp thông tin và xảy ra rút tiền bất hợp pháp ở Đài Loan khoảng 2.500 USD từ các tài khoản này. Kaspersky Lab đã nghiên cứu phần mềm độc hại được sử dụng trong sự cố máy ATM và phát hiện ra rằng các máy này đã bị tấn công cùng với mã độc được sử dụng để đánh vào Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2016.
Khám phá kết nối giữa các cuộc tấn công này và các lỗ hổng trước đó, Kaspersky Lab đã tìm ra những điểm tương đồng với các hoạt động của mã độc DarkSeoul, và các hoạt động khác, được cho là do nhóm hacker của Lazarus. Sự tương đồng bao gồm sử dụng các quy trình giải mã tương tự và kỹ thuật làm rối, chồng chéo trong cơ sở hạ tầng lệnh và kiểm soát, và sự giống nhau trong mã.
Lazarus là nhóm tội phạm mạng được cho là đứng đằng sau một loạt các vụ tấn công mạng khổng lồ và tàn phá khắp thế giới bao gồm cả vụ hack hãng Sony Pictures vào năm 2014 và vụ 81 triệu USD của Ngân hàng Bangladesh vào năm ngoái.
Ông Seongsu Park, chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky Lab cho biết:“Những cuộc tấn công vào cả quân đội lẫn các máy ATM đều rất lớn và gây thiệt hại không nhỏ, chúng là bằng chứng của một xu hướng đáng lo ngại. Hàn Quốc đã là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng từ năm 2013, nhưng đây là lần đầu tiên các máy ATM bị nhắm mục tiêu hoàn toàn về mặt tài chính. Nếu sự kết nối chúng tôi tìm thấy là chính xác, đây là một ví dụ khác của việc nhóm Lazarus đang chuyển sự chú ý của nó và sử dụng vũ khí mã độc để trục lợi. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác cần phải tăng cường bảo vệ trước khi quá muộn”
Để giảm nguy cơ, Kaspersky Lab khuyến cáo triển khai các biện pháp an ninh sau:
Thông tin về Kaspersky Lab
Kaspersky Lab là công ty an ninh mạng quốc tế được thành lập vào năm 1997. Tin tức tình báo về mối đe dọa và chuyên môn về bảo mật của Kaspersky Lab không ngừng được sử dụng trong các giải pháp và dịch vụ bảo mật để bảo vệ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng then chốt, chính phủ và người dùng trên toàn thế giới. Danh mục giải pháp bảo mật toàn diện của công ty bao gồm sự bảo vệ thiết bị đầu cuối và số lượng giải pháp và dịch vụ bảo mật chuyên biệt hàng đầu để chống lại các mối đe dọa số tinh vi và không ngừng phát triển. Công nghệ của Kaspersky Lab đang bảo vệ hơn 400 triệu người dùng và giúp 270.000 khách hàng doanh nghiệp bảo vệ những thứ giá trị nhất.
Khi thiệt hại do tấn công mạng gây ra cho các doanh nghiệp và quốc gia đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin, nghiên cứu mới đây của Kaspersky cũng cho thấy lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á đã có nhận thức cao về các mối đe doạ mạng. Đánh cắp dữ liệu, tấn công APT, lây nhiễm ransomware là 3 mối lo ngại hàng đầu của họ.
AV-TEST, tổ chức độc lập trong lĩnh vực bảo mật công nghệ thông tin, đã công nhận Kaspersky Endpoint Security for Business và Kaspersky Small Office Security là những sản phẩm nổi bật trong bài kiểm tra Advanced Threat Protection (Bảo vệ Mối đe doạ cấp cao) trong việc chống lại các cuộc tấn công ransomware (mã độc tống tiền).
Trung tâm Minh bạch là một trong những hoạt động thuộc Sáng kiến Minh bạch Toàn cầu, là nơi khách hàng và và đối tác của Kaspersky có thể đánh giá mã của công ty, các bản cập nhật phần mềm, cách phát hiện mối đe dọa và nhiều hoạt động khác. Việc mở rộng mạng lưới trung tâm đánh dấu bước tiến quan trọng đối với Kaspersky khi hoàn toàn minh bạch các công nghệ bảo vệ, cơ sở hạ tầng, cách xử lý dữ liệu.
Khi đại dịch bùng nổ vào năm 2020, các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á muốn duy trì hoạt động buộc phải nhanh chóng chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa. Tuy nhiên, cũng chính hình thức làm việc này gây “đau đầu” không ít cho các công ty khi phải đối mặt với tấn công RDP – loại hình sẽ còn tiếp tục trong tương lai – theo Kaspersky.
Sau 2 năm đại dịch, cũng như các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á đang chuẩn bị sẵn sàng cho một năm phục hồi 2022. Các cá nhân và tổ chức thuộc mọi lứa tuổi cũng đã sẵn sàng để trở lại cuộc sống bình thường như trước đây: làm việc tại văn phòng, đi học, và các chính sách về du lịch cũng đang dần được triển khai để hoạt động.