3 lợi ích dịch vụ bảo mật được quản lý mang lại cho doanh nghiệp

pull-icon
logo-mobile

Danh mục

3 lợi ích dịch vụ bảo mật được quản lý mang lại cho doanh nghiệp

3 lợi ích dịch vụ bảo mật được quản lý mang lại cho doanh nghiệp

Nếu một doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào đội ngũ CNTT để xử lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến bảo mật, và thiếu hụt ngân sách là một trong những nguyên nhân hàng đầu tại doanh nghiệp bất kể sự nguy hiểm của sự cố bảo mật thì doanh nghiệp cần xem xét sử dụng dịch vụ bảo mật được quản lý từ phía nhà cung cấp.

3 lợi ích dịch vụ bảo mật được quản lý mang lại cho doanh nghiệp

Vậy chính xác thì nhà cung cấp dịch vụ bảo mật được quản lý là gì?

Ngày nay, các công ty ở nhiều quy mô tìm đến dịch vụ được quản lý (MSP) để hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như lên bảng lương và nhân sự. Đây là cách phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng trong giai đoạn tăng trưởng – khi các hệ thống cần được triển khai nhanh chóng nhưng thiếu nguồn lực nội bộ và chuyên môn. Với việc bảo mật thông tin ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu, các dịch vụ hiện nay cũng bao gồm quản lý CNTT và cơ sở hạ tầng. Nói cách khác, MSP là bên thứ ba cung cấp dịch vụ giúp duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Nhà cung cấp dịch vụ bảo mật được quản lý (Managed security service provide – MSSP) tập trung vào an ninh mạng. Nhiệm vụ đầu tiên của MSSP là hỗ trợ giữ an toàn cho các hệ thống trọng yếu và các thông tin có tính nhạy cảm cao, đồng thời hiểu rõ sự lo lắng của khách hàng và hướng dẫn họ cách khắc phục. Các tổ chức lớn với đội ngũ CNTT có chuyên môn và nội bộ đa dạng nhưng vẫn cần sự hỗ trợ về chuyên môn trong mọi khía cạnh về an ninh mạng có thể thuê ngoài MSSP.

Đối với các công ty yêu cầu giám sát liên tục, MSSP là giải pháp thay thế phù hợp cho trung tâm điều hành an ninh (SOC), cần ít nhất chín người để hoạt động 24/7. MSSP được thiết kế để giảm số lượng nhân viên an ninh vận hành mà doanh nghiệp cần thuê, đào tạo và giữ lại.

Trong bối cảnh hậu đại dịch, lập kế hoạch cho các tình huống dự phòng và xem xét những việc không chắc chắn trong tương lai là những điều cuối cùng sẽ tạo nên sự khác biệt giữa tồn tại và phát triển giữa các doanh nghiệp.

Gartner dự đoán rằng đến năm 2023, việc áp dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến sẽ chứng kiến bước nhảy vọt từ dưới 15% hiện nay lên 75% các tổ chức tái cơ cấu quản trị rủi ro và bảo mật của họ.

Để hiểu cách các tổ chức đã ứng phó với những thách thức liên quan đến đại dịch cho đến nay, Kaspersky đã khảo sát các doanh nghiệp thuộc các quy mô khác nhau ở 26 quốc gia vào tháng 9 năm 2022.

Kết quả của cuộc khảo sát được thể hiện trong Báo cáo Kinh tế Bảo mật CNTT mới nhất của Kaspersky, trong đó đáp viên tại Đông Nam Á đã chia sẻ cách thiết lập hiện tại của họ khi nói đến việc quản lý bảo mật CNTT trong tổ chức.

Các lợi ích mà MSSP mang đến cho các doanh nghiệp tại Đông Nam Á:

  1. Đội ngũ CNTT làm được nhiều việc hơn với chi phí ít hơn. Các công ty Đông Nam Á coi trọng việc tiếp cận với kiến thức và nguồn lực sâu rộng từ các chuyên gia công nghệ an ninh mạng bên ngoài.

Khoảng 55,8% trong số các công ty này cho biết MSSP cung cấp kiến thức chuyên môn đặc biệt, 54,7% đang giúp họ đáp ứng các yêu cầu tuân thủ và giảm rủi ro pháp lý, đồng thời 50,4% nhận ra rằng MSSP đang loại bỏ sự phức tạp khỏi các quy trình kinh doanh. Họ tin rằng việc hợp tác với MSSP là một cú hích cho nhóm CNTT nội bộ với tất cả các tài nguyên và kỹ năng mà đơn vị thứ ba mang đến.

  1. Giảm chi phí. Đây là một trong những lợi ích lớn nhất của MSSP đối với 49,4% công ty trong khu vực. Việc duy trì một danh sách các chuyên gia an ninh mạng có chuyên môn cao trong nội bộ là rất tốn kém đối với mọi công ty thuộc mọi loại hình và quy mô. Sử dụng MSSP có thể giảm chi phí nhân sự và chi phí bảo mật CNTT ban đầu chẳng hạn như chi phí lớn cho nhân viên toàn thời gian, các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt cũng như đào tạo và nâng cao nhận thức của nhân viên.

Các doanh nghiệp hiện đang bắt đầu coi bảo mật là chi phí hoạt động, có tính đến chi phí khi xảy ra sự cố như cơ sở dữ liệu bị tấn công, thời gian ngừng hoạt động tốn kém, tổn thất của khách hàng và thiệt hại về uy tín có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận.

  1. Khả năng mở rộng. Những người được phỏng vấn tại Đông Nam Á (48,5%) nhận thấy rằng làm việc với MSSP đang giúp tổ chức của họ trở nên linh hoạt trước những yêu cầu thay đổi. Họ có thể thêm tài nguyên theo từng bước hoặc chỉ trong một khoảng thời gian nhất định.

Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Hãy cùng nhớ lại những cách kinh doanh thông thường đã bị ảnh hưởng như thế nào trong những năm đại dịch: Văn phòng và cửa hàng đóng cửa, nhân viên đột ngột phân tán để làm việc từ xa và khách hàng buộc phải giao dịch mọi thứ trực tuyến. Chúng ta cũng đã thấy tội phạm mạng lợi dụng sự thiếu chuẩn bị của thế giới như thế nào để tung ra một loạt các cuộc tấn công mạng dưới nhiều hình thức khác nhau”.

“Từ kinh nghiệm giai đoạn đại dịch, những người ra quyết định tại các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ đã học cách thích nghi với trạng thái bình thường mới để tiếp tục tham gia cuộc chơi và dẫn đầu khi có cơ hội. Không có cách nào khác ngoài phát triển và mở rộng chỉ khi chúng ta thay đổi tư duy và các ưu tiên của mình”, ông nói thêm.

Các đối tác MSSP của Kaspersky trên khắp Đông Nam Á sẵn sàng phục vụ các công ty đang xem xét chuyển sang MSSP để tiếp cận với kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn phong phú và danh mục toàn diện các dịch vụ và giải pháp an ninh mạng của Kaspersky, bao gồm thông tin về mối đe dọa, ứng phó sự cố, phát hiện mối đe dọa, nghiên cứu phần mềm độc hại, và kỹ thuật đảo ngược và pháp y kỹ thuật số.

Để biết thêm về Managed Service Provider Partnership của Kaspersky, các nhà cung cấp quan tâm có thể liên hệ https://www.kaspersky.com/partners/managed-service-provider.

Xem thêm Báo cáo Kinh tế Bảo mật CNTT 2022 tại đây.

---

Về Kaspersky

Kaspersky là một công ty bảo vệ an ninh mạng và quyền riêng tư số toàn cầu, được thành lập vào năm 1997. Hiểu biết về các mối đe dọa và chuyên môn sâu về an ninh bảo mật của Kaspersky liên tục được chuyển đổi thành các giải pháp và dịch vụ an ninh bảo mật mang tính đổi mới sáng tạo để bảo vệ các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng thiết yếu, các chính phủ và người tiêu dùng trên toàn cầu. Danh mục giải pháp an ninh bảo mật toàn diện của Kaspersky bao gồm giải pháp bảo vệ điểm cuối hàng đầu và các giải pháp và dịch vụ bảo mật chuyên dụng để chống lại các mối đe dọa kỹ thuật số tinh vi và thường xuyên biến đổi. Công nghệ của Kaspersky đã và đang bảo vệ cho hơn 400 triệu khách hàng cá nhân và 240.000 khách hàng doanh nghiệp trên toàn thế giới. Vui lòng tìm hiểu thêm thông tin tại www.kaspersky.com.

Bài viết liên quan

Bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam: Phương thức nâng cấp chiến lược ứng phó tấn công mạng của Kaspersky
Bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam: Phương thức nâng cấp chiến lược ứng phó tấn công mạng của Kaspersky

Công ty an toàn thông tin mạng toàn cầu Kaspersky cùng với Cục An toàn thông tin của Việt Nam (Cục ATTT), thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), đã hợp tác tổ chức sự kiện thường niên nhằm trao đổi chuyên môn và thực hành điều phối chiến lược ứng phó với các mối đe dọa trên không gian mạng, một trong số các hoạt động nâng cao năng lực phòng thủ mạng cho Việt Nam. Trước khi tiến hành buổi tập huấn, toàn thể đại biểu đã thành kính dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – nhà lãn

Kaspersky và Ban Cơ yếu Chính phủ (VGISC) gia hạn Thoả thuận hợp tác nhằm mở rộng năng lực an ninh mạng Việt Nam
Kaspersky và Ban Cơ yếu Chính phủ (VGISC) gia hạn Thoả thuận hợp tác nhằm mở rộng năng lực an ninh mạng Việt Nam

Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky và Ban Cơ yếu Chính phủ (VGISC) - cơ quan mật mã quốc gia Việt Nam vừa qua đã gia hạn Thoả thuận hợp tác ký kết năm 2018 nhằm mở rộng hợp tác hiện có để tiếp tục tăng cường năng lực an ninh mạng quốc gia.

Kaspersky: Botnet được rao bán với giá chỉ từ 100 đô la Mỹ trên thị trường dark web
Kaspersky: Botnet được rao bán với giá chỉ từ 100 đô la Mỹ trên thị trường dark web

Các chuyên gia tại Kaspersky Digital Footprint đã phân tích hành vi rao bán botnet trên các trang dark web, kênh Telegram ẩn và phát hiện kẻ tấn công có thể mua cả một mạng lưới botnet với giá chỉ từ 99 đô la Mỹ. Bên cạnh đó, tội phạm mạng có thể thuê botnet theo tháng hoặc mua dưới dạng mã nguồn bị rò rỉ. Lợi dụng vai trò tinh vi của Botnet, các tội phạm mạng triển khai dịch vụ tạo Botnet để đẩy mạng tần suất tấn công với quy mô lớn.

Kaspersky hướng dẫn cách hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng
Kaspersky hướng dẫn cách hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng

Với nhu cầu kết nối mạng mọi lúc mọi nơi, người dùng công nghệ có thói quen sử dụng Wi-Fi công cộng tại quán cà phê, sân bay hoặc xuyên suốt kỳ nghỉ lễ và chuyến đi công tác. Tuy nhiên, những thói quen này đòi hỏi sự cảnh giác để đảm bảo an toàn và bảo mật cho thông tin cá nhân. Theo đó, các chuyên gia của Kaspersky đã thiết lập một bộ hướng dẫn sử dụng mạng không hạn chế (unrestricted networks) để đảm bảo an toàn và giới hạn các rủi ro này.

Kaspersky nhận định tình trạng lây nhiễm trong các doanh nghiệp SMB đang gia tăng do sự trỗi dậy của các cuộc tấn công vào Micro
Kaspersky nhận định tình trạng lây nhiễm trong các doanh nghiệp SMB đang gia tăng do sự trỗi dậy của các cuộc tấn công vào Micro

Báo cáo mới nhất của Kaspersky tiết lộ số vụ lây nhiễm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) đã tăng 5% trong quý I năm 2024, so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, số lượng người dùng chạm trán phần mềm độc hại, ẩn trên thiết bị và mô phỏng phần mền chính thống lên đến 2.402 vụ với 4.110 tệp được phân phối dưới dạng các phần mền liên quan đến SMBs. Những con số này cho thấy hoạt động tấn công đang gia tăng với mức tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhận ưu đãi Bỏ qua